(vhds.baothanhhoa.vn) - Viện Nghiên cứu Hán Nôm mới công bố thông tin về đợt rà soát, hiện kho lưu trữ đã bị thất lạc 107 quyển sách, trong đó có 25 quyển sách cổ và 2 thác bản.

Xung quanh việc các cuốn sách cổ và băng phim bị hư hỏng

Viện Nghiên cứu Hán Nôm mới công bố thông tin về đợt rà soát, hiện kho lưu trữ đã bị thất lạc 107 quyển sách, trong đó có 25 quyển sách cổ và 2 thác bản.

Xung quanh việc các cuốn sách cổ và băng phim bị hư hỏng

Vụ mất hàng trăm tài liệu cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang gây xôn xao dư luận (Ảnh minh họa)

Hai trong số 25 cuốn sách bị thất thoát có độc bản “Việt âm thi tập” gồm 6 quyển, với 624 bài thơ của 119 nhà thơ dưới các triều đại từ Trần đến Lê sơ, do Phan Phu Tiên (1370-1462) và Thị Ngự sử Chu Xa (1407 - ?) kế tục biên soạn. Theo đánh giá của giới chuyên môn, bộ “Việt âm thi tập” là một vốn cổ quý giá, không những về thơ văn, mà còn là tài liệu quý hiếm về cả mặt sử học. Ngoài ra, nó cho biết kỹ thuật in ấn của Việt Nam lúc bấy giờ. Ngoài ra cuốn “Toàn Việt thi lục” do nhà bác học Lê Quý Đôn soạn xong năm 1768 và đã dâng lên để Vua Lê Hiển tông đọc cũng bị cho là đã biến mất. “Toàn Việt thi lục” là một trong những bộ sách gốc về thơ chữ Hán của Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI, là một tài liệu hết sức quý để nghiên cứu văn hiến Việt Nam. Với 2.303 bài thơ của nhiều triều đại “Toàn Việt thi lục” chuyển tải thông điệp, hồn cốt, tình tự, khí phách, tiếng lòng của cổ nhân tới hậu thế. Đấy là 2 trong số rất nhiều di sản văn hóa Hán Nôm vô cùng quý giá, là tài liệu thành văn chứa đựng nhiều giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa của dân tộc. Khi nó bị “biến mất” một cách bí ẩn cũng đồng nghĩa chúng ta đang dần mất đi những hiện vật gốc, một tài sản văn hóa mà tiền nhân để lại.

Cũng gần đây, tập thể nghệ sĩ của Hãng phim truyện Việt Nam làm đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng, đề nghị đưa giải pháp cho 291 bộ phim dương bản (gồm 278 phim do Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng, tài trợ và 13 phim do hãng phim truyện Việt Nam tự khai thác, hợp tác sản xuất) bị dính bết, hư hỏng nặng ở kho bảo quản. Trong đó có các phim Sài Gòn giải phóng, Tướng về hưu… Đơn kiến nghị của các nghệ sĩ nêu rõ: “Những bộ phim này đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu của các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam đi trước. Nhiều bộ phim đạt những thành tựu lớn tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, là di sản văn hóa của cả dân tộc”.

Xung quanh việc các cuốn sách cổ và băng phim bị hư hỏng

Những cuốn phim bị mốc, hỏng do bảo quản ẩu ở Hãng phim truyện Việt Nam. Trong đó có bộ phim Giải phóng Sài Gòn.

Dù tất cả các bản phim được Nhà nước đặt hàng sau khi sản xuất đều còn có một bản gốc và các tài liệu, hồ sơ liên quan gửi về Viện phim Việt Nam để lưu trữ, bảo quản. Bản được giữ tại hãng phục vụ nhiệm vụ sản xuất phim và công tác phát hành, giới thiệu phim. Tuy nhiên, để số lượng lớn các bản phim bị hư hỏng hay những cuốn sách quý bị mất, không chỉ thiệt hại về kinh tế, lớn hơn là sự thiệt hại về giá trị văn hóa. Điều này cho chúng ta thấy việc bảo quản những tài liệu quý đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó báo động về hệ thống quản lý và bảo tồn tài liệu tại các tổ chức lưu trữ. Ngoài không gian chật hẹp, thiếu giá sách dẫn đến tình trạng khó kiểm soát; bộ phận bảo quản không thường xuyên kiểm tra cụ thể, kịp thời phát hiện những sách hư hại nặng để đưa tu bổ, thì theo thời gian tất cả các tài liệu đều có sự xuống cấp, hư hại một cách tự nhiên.

Hy vọng sau những sự việc này công tác lưu trữ sẽ rút ra được bài học và tăng cường các biện pháp bảo vệ và quản lý tài liệu quý. Đồng thời có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức lưu trữ tài liệu quý và các cơ quan chức năng để bảo đảm việc bảo tồn và bảo vệ, phát huy di sản văn hóa được thực hiện hiệu quả.

HUYỀN CHI



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]