Cây ăn quả chuẩn bị vào mùa thu hoạch chính
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 23.000 ha cây ăn quả, với những loại cây chủ lực, như: cam, bưởi, chuối, thanh long, ổi… Đa phần, những loại cây ăn quả cho sản lượng lớn chủ yếu cho thu hoạch vào quý IV hằng năm. Đến thời điểm hiện tại, người sản xuất và những vùng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng cho mùa thu hoạch chính.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh, người dân đã chú trọng mở rộng diện tích cây ăn quả để phát triển kinh tế gia đình và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Những diện tích sản xuất cây ăn quả tập trung, quy mô lớn chủ yếu ở các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Thọ Xuân, Như Xuân... trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được mở rộng.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 19.000 ha cây ăn quả đang cho thu hoạch từ năm thứ 2, sản lượng năm 2022 ước tính khoảng 325.000 tấn.
Các loại cây ăn quả có múi, như cam, bưởi đang được xem là loại cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu bình quân từ 300-450 triệu đồng/ha/năm.
Tháng 10 hằng năm, những vườn cây ăn quả đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch chính. Từ khắp nơi, người nông dân đang hối hả, kỳ vọng vào một mùa thu hoạch mới, với giá thành và hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, theo phân tích của ngành chuyên môn, việc sản xuất cây ăn quả của tỉnh vẫn còn manh mún, phân tán, vùng sản xuất tập trung mới chỉ đạt 1/3 diện tích. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến còn hạn chế; chưa hình thành được nhiều các chuỗi giá trị khép kín.
Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong chế biến, tiêu thụ cây ăn quả còn ít. Do đó, hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả chưa đạt như kỳ vọng.
Để sẵn sàng cho mùa thu hoạch mới hiệu quả, các địa phương và chủ thể sản xuất đang chủ động đấu mối, liên hệ với các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương khác để kết nối tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả, nhất là cam, bưởi cho Nhân dân. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở sản xuất tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Mặc dù có chất lượng bảo đảm, sản lượng dự báo lớn, song, người sản xuất cây ăn quả trong tỉnh vẫn lo lắng về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Vì theo nhiều luồng thông tin, thị trường tiêu thụ trong tỉnh cũng như cả nước dự báo sẽ có những biến động khó lường; vùng cây ăn quả của tỉnh đang chịu áp lực rất lớn từ nguồn cung trái cây ở các tỉnh lân cận như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Hưng Yên... cũng đang vào vụ thu hoạch rộ.
Tuy nhiên, với 18 sản phẩm cây ăn quả đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 7.700 ha cây ăn quả được chứng nhận VietGAP, nhiều vùng cây ăn quả mang tính đặc sản của địa phương, như: Bưởi diễn Yên Ninh, cam Vân Du, ổi Thạch Thành, quýt hoi Bá Thước... chính là những hành trang vững chắc để người sản xuất và sản phẩm cây ăn quả của tỉnh sẵn sàng vào vụ thu hoạch chính, với kỳ vọng được mùa, được giá, hiệu quả kinh tế cao.
Lê Thanh
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Bộ Giáo dục Đào tạo thông tin việc dạy học 2 buổi mỗi ngày ở cấp THCS và PTTH
-
3 giờ trước
Bản tin Tài chính 7/4: Giá vàng chốt tuần đầy biến động, người mua lỗ nặng
-
07:42 07/10/2022
Trầm cảm sau sinh: Những vấn đề phụ nữ cần biết
Chỉ cần trong tâm luôn có người nghèo?
Phát huy vai trò của lực lượng phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở
Lang Chánh tập trung thu hoạch lúa vụ mùa
Huyện Thường Xuân xử phạt 18 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp
Sản lượng bưởi Diễn ở Yên Ninh ước đạt khoảng 1.250 tấn
Phụ nữ Ngư Lộc với mô hình Nhà sạch- Ngõ đẹp
Nông dân Nông Cống bì bõm gặt lúa ngập sâu trong nước lũ
Rộn ràng chào đón tân sinh viên năm học 2022 - 2023
[Infographics] - Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa