(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc sống đầy rẫy những áp lực. Có những điều bạn có thể cải tạo và thích nghi. Nhưng cũng có những điều bạn phải chấp nhận. Tuy nhiên cách chấp nhận thế nào, thì đúng là cần phải học hỏi. Tôi đã mang tâm thế ấy để chọn cuốn “Chấp nhận những điều không thể thay đổi” vào tủ sách nhà mình.

Chấp nhận những điều không thể thay đổi - Hèn nhát hay bản lĩnh?

Cuộc sống đầy rẫy những áp lực. Có những điều bạn có thể cải tạo và thích nghi. Nhưng cũng có những điều bạn phải chấp nhận. Tuy nhiên cách chấp nhận thế nào, thì đúng là cần phải học hỏi. Tôi đã mang tâm thế ấy để chọn cuốn “Chấp nhận những điều không thể thay đổi” vào tủ sách nhà mình.

Chấp nhận những điều không thể thay đổi - Hèn nhát hay bản lĩnh?

Tiến sĩ Janina Scarlet là nhà tâm lý học lâm sàng nổi tiếng. Bà từng được Hiệp hội Liên hợp quốc trao giải thưởng về quyền con người cho những phương pháp của bà trong phương pháp trị liệu tâm lý.

Thực tế thì đúng như tác giả đã nói ai cũng từng bị ép chặt nỗi khổ sở nội tâm của mình. Một sự thật mà tác giả đã dũng cảm nhận định: đau khổ không phải là một điểm yếu mà là một nền tảng để bạn có thể khám phá ra sức mạnh nội tâm của mình.

Cuốn sách được chia thành hai phần: Phần đầu xem xét sự chấp nhận là gì? Không phải là gì, tại sao nó quan trọng. Phần thứ hai của cuốn sách tập trung vào cách thực hành chấp nhận. “Trong một thế giới mà phần lớn chúng ta chịu áp lực khủng khiếp khi phải thuận theo những kỳ vọng của người khác, hãy cho phép hành trình này là hành trình của riêng bạn”. Đó cùng là kỳ vọng của tác giả Janina Scarlet.

Một khi chúng ta nhận ra rằng: điều gì đó sai trái, rằng chúng ta đang mắc kẹt, rằng chúng ta cảm thấy tức giận, bực bội và thèm khát một thay đổi, đó là khi quá trình chữa lành thực sự bắt đầu.

Câu chuyện của một nhân vật đến tham vấn bác sĩ tâm lý khi bạn ấy 14 tuổi là một ví dụ điển hình. Đáng tiếc, bác sĩ tâm lý ấy chưa chuyên nghiệp, sau câu hỏi vu vơ làm sao cháu có thể trầm cảm ở lứa tuổi này khi cháu có gia đình và bạn bè. Nữ sinh ấy đã cảm thấy thất vọng vô cùng. 25 năm sau khi gặp một biến cố khác và nhân vật ấy tiếp tục đến tham vấn bác sĩ. Lần này bác sĩ rất kiên nhẫn và thấu hiểu. Nhân vật ấy như vỡ òa cảm xúc vì được cảm thông và lắng nghe. Hãy đừng là đao phủ cảm xúc của chính mình. Bởi khổ đau, giận dữ, buồn phiền hay sầu não cũng chỉ là trạng thái cảm xúc. Không có lý do gì để bạn phải kìm nén hay chối bỏ nó.

“Tự áp bức nội tâm” là một hành trình dài không được yêu thương thấu hiểu đúng cách. Mục đích của cuốn sách này là giúp bạn học cách chậm rãi mở chai đựng đau đớn. Để bạn xoa dịu một phần trải nghiệm nhức nhối mà bạn đang mang theo, cũng như học cách đối phó khi áp lực bị đè nén ấy đột ngột bùng nổ. Đầu tiên, hãy nói về áp lực tích tụ trong nội tâm. Hãy tưởng tượng ai đó ở trường học hoặc ở nơi làm việc đang bắt nạt bạn. Các bước làm thế nào để vượt qua: bước đầu tiên là rằng chấp nhận nó tồn tại và thừa nhận nó với tất cả cung bậc cảm xúc dù nó tồi tệ nhất. Bước thứ hai, nỗi đau có thể không kết thúc, nhưng khả năng thì có thay đổi theo thời gian. Cách duy nhất để thoát khỏi nó là giảm bớt mức độ né tránh cảm xúc và trải nghiệm của bạn, bởi những cảm xúc đau đớn không phải là kẻ bạo hành bạn. Chúng là kết quả của hành vi đó. Và có một nghịch lý là bạn càng cố gắng trốn chạy khỏi những gì mình đang cảm nhận, bạn càng dễ bắt gặp cảm xúc ấy hơn. Bước thứ ba là dũng cảm đối mặt: nếu trốn tránh vô hình chung cơ thể bạn sẽ luôn mách bảo rằng tôi không thể xử lý được vấn đề này và tình huống này... Và cứ như vậy, cơ thể sẽ tin lời bạn. Vậy làm sao để đối mặt? Hãy tin tưởng bản thân với đầy đủ trải nghiệm cảm xúc cả đớn đau và tồi tệ. Hãy nghiên cứu câu chuyện nguồn gốc của chính mình, dần dà bạn sẽ học cách vượt qua nó.

Ai cũng có bóng đêm của nội tâm. Cách chúng ta mở ra và dũng cảm đi xuyên qua nó. Có lẽ, ẩn sau tấm màn của những nỗi đau, chấn thương tâm lý và bi kịch là cánh cửa hướng đến sức mạnh lớn lao nhất của bạn.

Dù bạn có làm gì đi nữa, thì tuyệt đối đừng bao giờ đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu bản thân, hy sinh hạnh phúc của chính mình để hòa nhập, để người khác vui lòng. Sự thật là không có cảm xúc xấu hay tốt. Nó đều để ngỏ hướng bản thân tới một thông điệp gì đó. Điều quan trọng là hãy luôn tôn trọng cảm xúc của bản thân. Đừng kháng cự và hãy làm bạn với cảm xúc. Và hơn hết, không nhất thiết phải xới tung ngôi mộ cảm xúc của quá khứ, không cần thiết, không ôm đồm. Tự bản thân cuộc sống với biết bao điều kỳ diệu và mới mẻ, sẽ luôn dẫn dắt bản thân thật thong thả để trải nghiệm với mọi cung bậc cảm xúc, nhé bạn.

Bạn tin được không, khi bạn khóc cũng có nghĩa bạn đang nạp năng lượng mới. Đơn giản mọi cảm xúc là vẻ đẹp hay đúng hơn là trái tim, tâm hồn bạn đang cảm nhận về cuộc sống này mà thôi. Hãy yêu tất cả cảm xúc của chính mình, tự khắc mỗi người sẽ trở nên nhẹ nhàng, mạnh mẽ đầy thông thái như vẻ đẹp của cuốn sách này.

Tác giả đã nhắc đến rất nhiều hình tượng chim phượng hoàng - loài chim truyền thuyết có nguồn gốc từ mặt trời. Mỗi giai đoạn biến đổi của phượng hoàng đều rất đau đớn. Nhưng sau đó, là vẻ đẹp rực rỡ tái sinh từ tro tàn của phượng hoàng. Những gì khiến chúng ta bỏng rát của ngày hôm nay, biết đâu đấy đều có căn nguyên là cơ hội để bạn tái sinh mạnh mẽ và huy hoàng hơn cho ngày sau. Sau tất cả, vẫn cần là một niềm tin, đúng không bạn?

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]