(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với mục đích ghi nhận thành công và sự cống hiến, chiều 12/9, giải thưởng Cúp Chiến thắng 2016 (giải thưởng do Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) và Công ty CP Thể thao 24h phối hợp tổ chức hàng năm) chính thức được công bố để tôn vinh làng thể thao nước nhà trong năm 2016. Kết quả bình chọn được giữ kín và chỉ công bố tại Gala trao giải tổ chức vào ngày 15/1/2017 ở Hà Nội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cúp Chiến thắng 2016: Phảng phất bóng dáng một trò chơi truyền hình

(VH&ĐS) Với mục đích ghi nhận thành công và sự cống hiến, chiều 12/9, giải thưởng Cúp Chiến thắng 2016 (giải thưởng do Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) và Công ty CP Thể thao 24h phối hợp tổ chức hàng năm) chính thức được công bố để tôn vinh làng thể thao nước nhà trong năm 2016. Kết quả bình chọn được giữ kín và chỉ công bố tại Gala trao giải tổ chức vào ngày 15/1/2017 ở Hà Nội.

Với cơ cấu giải thưởng gồm có: VĐV - cả nam và nữ, VĐV trẻ, huấn luyện viên, đội tuyển quốc gia; VĐV khuyết tật xuất sắc; VĐV được yêu mến nhất; hình ảnh thể thao ấn tượng và thành tựu cống hiến trọn đời… Có thể nói, các hạng mục của Cúp Chiến thắng đã bao quát được khá trọn vẹn chuyển động làng thể thao nước nhà trong năm qua.

Tuy nhiên, căn cứ vào hình thức bình chọn đã được công bố, người hâm mộ không thể không băn khoăn đối với tiêu chí ở vòng 1: bình chọn qua SMS (tin nhắn): Lựa chọn 3 gương mặt được nhiều SMS bình chọn nhất vào vòng 2, từ kết quả này, Hội đồng bình chọn của Ban tổ chức sẽ tìm ra người chiến thắng cuối cùng.

Cần phải nói ngay rằng, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, hiện nay, đại đa số người dân, từ những cháu bé còn ở độ tuổi tiểu học đến các tiểu thương buôn bán ở… chợ làng đều được trang bị điện thoại di động thì hình thức bình chọn qua SMS (tin nhắn) sẽ giúp đông đảo người dân, dù ở đồng bằng, miền núi hay biên giới, hải đảo đều có cơ hội “bỏ phiếu” cho đối tượng mình yêu thích.

Tuy vậy, phương thức này rất dễ vướng phải những hạn chế đã được kiểm nghiệm tại các… gameshow truyền hình.

Như chúng ta đã biết, khá nhiều các gameshow truyền hình đang rất thịnh hành hiện nay đều sử dụng tiêu chí SMS để lựa chọn người “xuất sắc nhất” (đương nhiên là chỉ “xuất sắc nhất” trong nhãn quan khán giả nhắn tin chứ chưa chắc đã đồng nghĩa với việc đáp ứng được các tiêu chí về nghệ thuật, biểu diễn, trình độ); thậm chí ở trò chơi âm nhạc Thần tượng Bolero phát sóng cách đây chưa lâu, thí sinh có lọt được vào vòng trong hay không hoàn toàn phụ thuộc vào… lượng tin nhắn ít hay nhiều.

Liên quan đến tin nhắn, hẳn bạn đọc vẫn chưa quên câu chuyện “ngỡ như đùa” từng diễn ra ở xứ Thanh cách đây 3 năm. Để ủng hộ một thí sinh “hoa thanh quế” là Quang Anh tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2013, ông Vũ Mỹ Long, Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã ký Công văn số 1579 ngày 5/9 gửi các Phòng GD&ĐT, các trường THPT và đơn vị trực thuộc kêu gọi “hãy bình chọn cho Quang Anh - người con của xứ Thanh”.

Chúng tôi không phủ nhận năng lực của cậu bé này, song nhiều khả năng, chuyện em đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi có sự tác động rất đáng kể từ công văn hô hào nhắn tin nọ.

Ở góc độ khác, thể thao, cũng như âm nhạc (và một số lĩnh vực khác) luôn tồn tại câu chuyện “thần tượng”, đi cùng với khái niệm “fan” (người hâm mộ). Nhiều ca sĩ đã và đang sở hữu lượng “fan” khổng lồ và trong nhiều trường hợp, đội ngũ fan ấy sẵn sàng đua nhau nhắn tin tới tấp để ủng hộ, bất chấp “thần tượng” có thực sự xuất sắc trong phần thi.

Vẫn ở góc độ fan hâm mộ, chúng tôi tin rằng lượng người ủng hộ và yêu mến xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - người vừa giành 1 HCV, 1 HCB tại Olympic 2016 lớn hơn rất nhiều so với “lực sĩ khuyết tật” Lê Văn Công (HCV Paralympic 2016). Sẽ rất khập khiễng nếu so sánh thành tích của 2 VĐV này bởi đặc thù ở những sân chơi họ tham gia nhưng rõ ràng, nếu căn cứ vào “tiêu chí SMS” thì đây sẽ là thiệt thòi cho lực sĩ quê gốc Hà Tĩnh.

Hoàng Xuân Vinh rộng cửa giành cup chiến thắng.

Tương tự như vậy, ở bộ môn “thể thao vua” - bóng đá, số lượng khán giả biết đến Nghiêm Xuân Tú (CLB Than Quảng Ninh) cũng nhiều hơn so với đô cử Đặng Thị Linh Phượng (vừa giành HCĐ Cử tạ hạng 50 kg nữ tại Paralympic Rio 2016). Ai dám khẳng định yếu tố “khán giả quen mặt, biết tên” sẽ không ảnh hưởng đến lượng tin nhắn dành cho các gương mặt được đề cử?

Không còn nghi ngờ gì nữa, việc xuất hiện Cúp Chiến thắng 2016 thực sự rất có ý nghĩa và cần thiết, song “tiêu chí SMS” lại chưa thuyết phục bởi nhiều khả năng sẽ có những gương mặt xứng đáng bị “trượt oan” từ “vòng gửi xe” vì… ít tin nhắn bình chọn, mà nguyên nhân chỉ bởi môn thể thao họ theo đuổi không có tầm ảnh hưởng và tính quảng đại.

Đó là chưa kể đến một thực trạng khá hài hước từng xảy ra ở các gameshow truyền hình: trong khi thí sinh trổ tài trên sân khấu thì gia đình, anh em, bè bạn đã mua cùng lúc hàng chục (thậm chí là hàng trăm) sim rác, liên tục nhắn tin bình chọn cho… người thân.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]