(vhds.baothanhhoa.vn) - Xã Đông Văn (huyện Đông Sơn) được biết đến là vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm quả cảm. Truyền thống ấy càng được khơi dậy và phát huy kể từ khi Đảng bộ xã được thành lập (1948), mở ra trên mảnh đất này một trang sử mới rất đỗi tự hào và hãnh diện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ xã Đông Văn: 70 năm một chặng đường vẻ vang

Xã Đông Văn (huyện Đông Sơn) được biết đến là vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm quả cảm. Truyền thống ấy càng được khơi dậy và phát huy kể từ khi Đảng bộ xã được thành lập (1948), mở ra trên mảnh đất này một trang sử mới rất đỗi tự hào và hãnh diện.

Lịch sử hào hùng

Cách đây 70 năm, ngày 19/4/1948, Chi bộ Tràng An được thành lập. Một thời gian sau đó do yêu cầu của lịch sử, xã Tràng An và Vạn Thắng được sáp nhập lấy tên là xã Đông Yên. Đến tháng 10/1953 xã Đông Yên được tách làm 2 xã là Đông Yên và Đông Văn. Từ đây Chi bộ xã Đông Văn đã tập trung lãnh đạo củng cố chính quyền, xây dựng các đoàn thể quần chúng, tập trung khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế; tiếp tục lãnh đạo nhân dân tích cực chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng lịnh sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Trong thời gian này, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, nhiều sự kiện lớn đã được khơi dậy và trở thành phong trào hết sức ý nghĩa ở địa phương, Tháng 8/1958 thực hiện cuộc vận động xây dựng HTX, chi bộ đã chọn một số làng có phong trào tổ đổi công tốt làm thí điểm xây dựng HTX bậc thấp để rút kinh nghiệm, nhân ra toàn xã. Chỉ sau một năm toàn xã đã có 9 HTX ra đời, các Chủ nhiệm HTX đều do các đồng chí đảng viên đảm nhiệm. Với sự lớn mạnh không ngừng của chi bộ, ngày 05/01/1961, Đại hội thành lập Đảng bộ đã được khai mạc với 62 đảng viên ở 3 chi bộ và 8 tổ đảng tham gia. Sau đại hội, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung, HTX mua bán, HTX tín dụng;đồng thời chú trọng đến công tác giáo dục và y tế.

Bên cạnh đó, thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, Đảng bộ đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước như: “Thanh niên 3 sẵn sàng, phụ nữ 3 đảm đang, phụ lão ba mẫu mực”. Với phương châm “vững tay cày, chắc tay súng”, người dân Đông Văn vừa sản xuất, vừa trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ, vừa giúp đỡ các cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học sơ tán về.

Ngày 27/4/1972, Đảng bộ đang Đại hội tại lán Văn Bắc thì bị giặc Mỹ ném bom, có đồng chí đã hy sinh, nhiều gia đình mất nhà, mất của. Song Đảng bộ đã cùng với nhân dân nhanh chóng khắc phục, biến đau thương thành hành động “mỗi người làm việc bằng hai” vừa làm tròn nhiệm vụ đối với Nhà nước, chi viện cho miền Nam ruột thịt. Với khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, hàng trăm cán bộ, đảng viên và thanh niên địa phương đã lên đường tham gia chiến đấu, hàng trăm lượt người tham gia các đợt vận tải, TNXP, dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong cuộc chiến tranh đó, Đông Văn đã có 72 người con hy sinh anh dũng, hơn 60 thương, bệnh binh, 10 mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 484 cán bộ, đảng viên, nhân dân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đặc biệt, ghi nhận những đóng góp to lớn đó, ngày 20/12/1990, Đảng bộ và nhân dân Đông Văn đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Làng Văn Châu - một trong những làng có chi bộ Đảng liên tục đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”.

Tự hào hôm nay

Đi qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt, Đảng bộ xã Đông Văn tiếp tục lãnh đạo nhân dân bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bằng việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nâng cao chất lượng đảng viên, tổ chức phát thẻ đảng viên lấy ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng Đảng, lực lượng, đội ngũ cán bộ đảng viên trong Đảng bộ đã được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, mà 10 năm sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức để xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện giao khoán sản phẩm trong nông nghiệp, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân. Ghi nhận những thành quả đó, Đảng bộ và nhân dân Đông Văn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Bước vào giai đoạn đất nước đổi mới (từ năm 1986), Đảng bộ và nhân dân Đông Văn tiếp tục phát huy truyền thống, khắc phục khó khăn giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Năng suất lúa đã tăng nhanh từ 5 tấn/ha (1985) lên 10 tấn/ha (2000); Sản lượng lương thực tăng từ 3.200 tấn năm 1985 lên 4.840 tấn/ năm 2000; đưa lương thực bình quân đầu người đạt 1.000kg và là đơn vị có bình quân lương thực đầu người cao nhất huyện. Các ngành nghề, dịch vụ được khuyến khích mở rộng, dịch vụ thương mại được phát triển. Nhiều hộ đã bứt phá vươn lên trong cuộc sống xây dựng kinh tế trang trại, gia trại.

Với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Đông Văn đã bắt nhịp nhanh chóng khi hệ thống điện, đường, trường, trạm được xã đầu tư xây dựng từ rất sớm. Các làng đều có nhà văn hóa để nhân dân hội họp, sinh hoạt và đều đã được công nhận làng văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh; cả 3 trường học, trạm y tế, kênh mương nội đồng cũng được xã quan tâm xây dựng. Đó là lí do mà chỉ trong một thời gian ngắn, Đông Văn đã được Đảng và Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Cờ thi đua của Chính phủ, Anh hùng lao động... vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới.

Tự hào về những danh hiệu đạt được, Đảng bộ xã Đông Văn tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiều chương trình KT-XH cho hiệu quả, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước. Đặc biệt, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, xã Đông Văn được huyện chọn làm điểm xây dựng NTM (giai đoạn 2010 - 2013). Đây là vinh dự lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức rất lớn với điều kiện hạ tầng cơ sở nông thôn của địa phương đang ở mức thấp so với quy định của Bộ tiêu chí về xây dựng NTM.

Tuy nhiên, một lần nữa Đông Văn đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trước thời hạn và trở thành địa phương đầu tiên của huyện Đông Sơn về đích NTM trong năm 2013. Đây chính là “cú hích” tiếp tục đưa Đông Văn tăng tốc toàn diện trong những năm gần đây. Cụ thể, theo thống kê năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 21,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/ người/ năm, giảm hộ nghèo xuống còn 1,5%. Hiện Đông Văn cũng là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng con người, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu và đã có 7/7 thôn được công nhận thôn kiểu mẫu.

Ôn lại truyền thống 70 năm qua, Đảng bộ xã Đông Văn càng quyết tâm đổi mới hơn nữa về mặt nhận thức, phương thức lãnh đạo, tập trung xây dựng Đảng, xây dựng con người kiểu mẫu, đưa Đông Văn trở thành xã kiểu mẫu toàn diện và là xã trọng điểm của huyện về kinh tế - xã hội ở khu vực phía Nam, góp phần xây dựng Đông Sơn trở thành huyện NTM trong năm 2018. Đây cũng chính là mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.

Mai Vui


Mai Vui

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]