(vhds.baothanhhoa.vn) - Lễ tục Kin chiêng bọoc mạy của người Thái ở làng Rộc Răm, xã Xuân Phúc (Như Thanh) không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân, mà còn tạo ra sức hấp dẫn du khách.

Đặc sắc lễ tục “Kin chiêng bọoc mạy” làng Rộc Răm

Lễ tục Kin chiêng bọoc mạy của người Thái ở làng Rộc Răm, xã Xuân Phúc (Như Thanh) không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân, mà còn tạo ra sức hấp dẫn du khách.

Đặc sắc lễ tục “Kin chiêng bọoc mạy” làng Rộc Răm

Làng văn hóa Rộc Răm, xã Xuân Phúc từ bao đời nay là nơi quần tụ, sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Kinh, trong đó người Thái chiếm số lượng lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng lễ tục Kin chiêng bọoc mạy vẫn được duy trì đến ngày nay.

Theo người dân địa phương, đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái thôn Rộc Răm. Người Thái làng Rộc Răm tổ chức lễ hội để bày tỏ tấm lòng với ông bà, tổ tiên, trời đất, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa.v

Lễ tục này thường kéo dài từ một đến ba ngày, người dân chuẩn bị cây bông cho lễ tục từ những ngày đầu tháng chạp. Cây bông được chọn lựa kỹ càng làm bằng tre, luồng, cành hoa đính lên cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn.

Người dân cắt gọt hoa ngay khi mới chặt cây từ trong rừng, sau đó đem phơi, nhuộm màu, xâu hoa bằng sợi cây rừng với nhiều hình thù, biểu tượng khác nhau về muông thú, cộng cụ lao động, sản xuất…

Thành phần rước kiệu, rước cây bông về cúng tế Thành hoàng làng phải là những người chưa lập gia đình, có học vấn, đạo đức. Đi đầu là những người uy tín trong làng điều hành lễ rước. Các bước tế lễ được các vị tiền bối thực hiện thuần thục, nghiêm trang. Sau lễ cúng, tất cả những người đến dự hội từ già đến trẻ đều vào cuộc múa hết mình hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng chiêng, trống, tiếng khua luống, tiếng dập của ống nứa nhảy sạp, tượng trưng cho sấm, mưa, sự phồn thực với mong ước về một mùa màng tươi tốt.

Đặc sắc lễ tục “Kin chiêng bọoc mạy” làng Rộc Răm

Lễ tục Kin chiêng bọoc mạy là nét sinh hoạt cộng đồng gắn bó người dân làng Rộc Răm từ bao đời nay.

Tùy vào ông mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9 hay 12 tầng. Cây bông tượng trưng cho cuộc sống trù phú của bản Mường, sự bảo tồn nòi giống của tự nhiên. Lễ vật gồm từ 5 - 7 vò rượu cần, hai con lợn, hai con gà, trầu cau…

Các đồ lễ trong sinh hoạt văn hóa Kin chiêng bọoc mạy phản ánh loại hình nghệ thuật ẩm thực đặc thù, phong phú của cộng đồng người Thái, với sự góp mặt của nhiều loại hình gắn liền đời sống sản xuất của người dân như: chăn nuôi, săn bắt, hái lượm, trồng trọt…

Hình thức nghi lễ, trò diễn, vũ hội trong lễ tục thể hiện tính cộng đồng trong bản mường rất chặt chẽ, đó là khát vọng tự do, bình đẳng, không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa người với nhau, giữa con người với trời đất, vũ trụ. Là nhân sinh quan, vũ trụ quan, là ước mơ, khát vọng của người được hưởng thụ, sáng tạo.

Người nhập vai “thần”, đóng vai “Mường trời” đã mượn cái huyền ảo, linh thiêng của “thần” để nói cái thực ở đời, răn dạy người đời điều chỉnh các hành vi của con người, không làm điều ác, sống yêu thương nhau. Những lời cúng thần linh, lời dặn cây bông, lời cây thuốc, lời các trò chơi, trò diễn thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của con người.

Trải qua sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền Cấm - nơi diễn ra tục lệ hàng năm của người dân không còn vẹn nguyên, hiện chỉ còn khu đất và các bệ thờ được Nhân dân xây dựng trong khoảng vài chục năm trở lại đây.

Đặc sắc lễ tục “Kin chiêng bọoc mạy” làng Rộc Răm

Là lễ tục Kin Chiêng Bọoc Mạy thu hút rất đông người dân tham gia

Lễ tục Kin chiêng bọoc mạy đã trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào Thái làng Rộc Răm, xã Xuân Phúc nói riêng và cả cộng đồng người Thái miền núi nói chung. Thông qua lễ tục, toàn bộ đời sống bản mường cổ truyền được tái hiện lại, bao gồm văn hóa sản xuất, ứng xử tín ngưỡng.

Việc lễ tục Kin chiêng bọoc mạy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017 là niềm tự hào, để người dân xã Xuân Phúc nói riêng, đồng bào các dân tộc huyện Như Thanh nói chung cùng nhau bảo tồn, phát huy, giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]