(vhds.baothanhhoa.vn) - “Vùng Hoa Lâm có đến 20 ngọn núi đất và đá tạo thành hình thế trùng điệp. Chủ Sơn Hoa Lâm là núi Chiếu Bạch bên sông Chiếu Bạch, ngàn cây tươi tốt, non nước thanh u, một thắng cảnh của phủ Hà Trung thời Lê Nguyễn”. Những tư liệu do Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ cung cấp trong bài viết “Thanh Hóa với nhà Lý: Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu” như dẫn lối du khách về với Bình Lâm (xã Yến Sơn, Hà Trung), vãn cảnh Chiếu Bạch sơn danh thắng một thời.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

“Vùng Hoa Lâm có đến 20 ngọn núi đất và đá tạo thành hình thế trùng điệp. Chủ Sơn Hoa Lâm là núi Chiếu Bạch bên sông Chiếu Bạch, ngàn cây tươi tốt, non nước thanh u, một thắng cảnh của phủ Hà Trung thời Lê Nguyễn”. Những tư liệu do Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ cung cấp trong bài viết “Thanh Hóa với nhà Lý: Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu” như dẫn lối du khách về với Bình Lâm (xã Yến Sơn, Hà Trung), vãn cảnh Chiếu Bạch sơn danh thắng một thời.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Xưa kia, khi dòng sông Chiếu Bạch vẫn êm đềm dòng nước chảy, uốn lượn qua xóm, làng cùng Chiếu Bạch sơn dệt nên bức tranh phong cảnh hữu tình, hội sơn tụ thủy. Sách “Đại Nam nhất thống chí” có ghi: Núi Chiếu Bạch đằng trước trông ra sông Chiếu Bạch, non nước thanh u, trên núi có đền thờ Lê Phụng Hiểu, những bài thơ đề vịnh của văn nhân đời trước vẫn còn dấu vết. Nổi tiếng nhất là hai bài thơ của các vua Lê khắc trên đá. Được biết, Chiếu Bạch Sơn là nơi lưu dấu nhiều kỉ niệm thuở thơ ấu nghèo khó, vất vả của Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Cảnh sắc thiên nhiên Chiếu Bạch sơn đã trở thành nguồn cảm hứng cho các vị vua triều Lê như Vua Lê Hiến Tông, Lê Dục Đức vãn cảnh đề thơ. Trên núi Chiếu Bạch, bút tích người xưa vẫn còn được lưu giữ, như càng minh chứng thêm cho giá trị lịch sử - văn hóa nơi đây.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Ngoài hai tấm bia cổ, trên núi Chiếu Bạch còn lưu giữ được khánh đá cổ.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Đến nay, “vật đổi sao dời”, con sông Chiếu Bạch mênh mang một dòng nước chảy đã bị bồi lấp nên xóm nên làng. Chỉ còn lại đó Chiếu Bạch Sơn xanh ngát một màu với những bóng cây cổ thụ kết thành tầng lớp lá hoa, chim chóc hót vang.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Về chiếu Bạch Sơn, giữa cảnh sắc thiên nhiên ấy, chùa Chiếu Bạch thanh tịnh, nép mình bên núi.

Vãn cảnh Chiếu Bạch sơn

Ngay trong khuôn viên chùa Chiếu Bạch là đền thờ Đô thống Thượng tướng quân Lê Phụng Hiểu. Trải qua năm tháng, đền xưa không còn. Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, tâm huyết của chính quyền địa phương, bà con Nhân dân, các nhà hảo tâm, đền được phục dựng lại. Mặc dù quy mô, kiến trúc của ngôi đền mới còn hạn chế nhưng phần nào thể hiện được sự trân trọng, yêu mến, tri ân sâu sắc của người xưa dành cho vị công thần triều Lý.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]