(vhds.baothanhhoa.vn) - Đền Ngài Nam Hải nằm tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là ngôi đền linh thiêng đối với người dân vùng biển địa phương. Tại đây đang lưu giữ một bộ xương của con cá voi nặng hàng chục tấn, được người dân xem là báu vật của làng.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Đền Ngài Nam Hải nằm tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đây là ngôi đền linh thiêng đối với người dân vùng biển địa phương. Tại đây đang lưu giữ một bộ xương của con cá voi nặng hàng chục tấn, được người dân xem là báu vật của làng.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Theo người dân thôn Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết, vào khoảng đầu năm 2005, trong lúc đi biển, ngư dân địa phương phát hiện một con cá voi nặng hàng chục tấn đã chết, trôi dạt tại khu vực đầm sú vẹt. Người dân trong vùng cùng nhau chôn cất xác cá voi.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Sau 3 năm, khi toàn bộ phần thịt của con cá voi rữa ra, dân làng đã mang bộ xương về làm vệ sinh sạch sẽ và cất giữ trong làng.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Thời gian đầu, công tác bảo quản bộ xương cá voi gặp rất nhiều khó khăn. Do việc bảo quản không tốt nên bộ xương từ màu vàng óng đã chuyển dần sang màu bạc mốc và có nguy cơ bị phân huỷ theo thời gian.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Đến năm 2012, người dân trong làng và con em địa phương đi làm ăn xa đã bàn nhau góp tiền xây dựng một ngôi đền thờ. Làng cắt cử người trông coi, lo hương khói. Họ gọi di cốt cá voi với tên gọi là Ngài Nam Hải. (Trong ảnh: Toàn cảnh đền thờ Ngài Nam Hải nhìn từ trên cao)

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Sau khi ngôi đền được hoàn thiện, người dân đã làm tủ kính để đặt bộ xương cá voi. Người dân trong làng thay nhau trông coi, quét dọn vệ sinh tại ngôi đền này.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Đã hơn 15 năm trôi qua, bộ xương cá voi còn khá nguyên vẹn, trong đó có tổng cộng 24 chiếc xương sườn, mỗi chiếc dài khoảng 1m. Có 40 đốt xương sống được người dân ghép lại với nhau ngay ngắn trong tủ kính.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Bà Đinh Thị Khuyến, cán bộ văn hóa xã Đa Lộc cho biết: Đây là bộ xương cá voi được đánh giá còn nguyên vẹn, cũng có thể là lớn nhất miền Bắc. Hiện nay, do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm, một số khúc xương đã bị mốc nhưng vẫn còn khá chắc chắn.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Phần đầu bộ xương cá voi có hai chiếc xương vi to như cái mâm được đặt ở hai bên. Do khí hậu nóng ẩm, vài khúc xương đã bị rêu mốc phủ xanh.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Mỗi đốt xương sống to như những chiếc đôn.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Theo bà Vũ Thị Nhưng (79 tuổi, người trông coi đền thờ) cho biết: Hằng năm, vào dịp 19-1 và 12-2 (Âm lịch) dân làng lại tổ chức lễ hội cầu ngư ở đền thờ. Đây là dịp để dân làng tỏ lòng biết ơn với thần linh và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, tàu thuyền ra khơi an toàn.

Cận cảnh bộ xương cá voi ở Thanh Hóa, dân làng giữ gìn như báu vật

Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, cá voi là thần hộ mệnh trong những chuyến ra khơi đầy sóng gió. Họ cho rằng, cá voi dạt vào bờ biển này chắc là muốn nghỉ ngơi ở đây. Đã có rất nhiều câu chuyện ly kỳ xung quanh bộ xương cá voi này. Giờ đây, bộ xương cá voi đã trở thành một vật linh thiêng không thể thiếu trong đời sống của ngư dân.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]