Sàn thương mại, ví điện tử từ lâu đã trở thành “điểm đến” đáng tin cậy của người tiêu dùng bởi sự tiện ích, nhanh chóng, tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các website giả mạo sàn thương mại, ví điện tử

Sàn thương mại, ví điện tử từ lâu đã trở thành “điểm đến” đáng tin cậy của người tiêu dùng bởi sự tiện ích, nhanh chóng, tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng lừa đảo lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), các trường hợp website lừa đảo giả mạo ví điện tử Momo; website ngân hàng như: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB); trang thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki; các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần viễn thông FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Lotte... ngày càng tăng cao. NCSC cũng nhận được hàng trăm phản ánh trường hợp lừa đảo từ người dùng về lừa đảo không gian mạng.

Ghi nhận trong tuần đầu tiên của tháng 2/2024, các chuyên gia cho biết có tới 422 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam. Trong đó, 30 trường hợp tấn công thay đổi giao diện, 362 trường hợp tấn công lừa đảo, 30 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.

Cẩn trọng với các website giả mạo sàn thương mại, ví điện tửTổng hợp một số webstie giả mạo ngân hàng, trang thương mại điện tử, doanh nghiệp trong tháng 2/2023.

Một số phương thức lừa đảo phải kể đến như: Giả mạo các trang sàn giao dịch mua bán đầu tư tài chính, tiền ảo và cờ bạc trái phép. Đặc biệt, chiêu trò lừa đảo cộng tác viên, gửi tin nhắn để được tặng quà miễn phí, tuyển cộng tác viên đánh giá sản phẩm để kiếm tiền, làm việc online tại nhà.... bằng cách giả mạo thương hiệu các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài nhắm đến đối tượng sinh viên đang đi học hoặc mới ra trường với những nội dung hấp dẫn để dẫn dụ đầu tư, làm cộng tác viên gây thiệt hại tài chính cho người dùng. Ngoài ra, các đối tượng sử dụng tin nhắn giả mạo thương hiệu với các nội dung yêu cầu người dùng phải truy cập vào liên kết giả mạo, khai báo thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và từ đó thực hiện hành vi đánh cắp, chiếm đoạt thông tin dữ liệu người dùng, lừa đảo.

Cẩn trọng với các website giả mạo sàn thương mại, ví điện tửTội phạm mạng vẫn luôn "rình rập" đòi hỏi người dùng cần nâng cao cảnh giác mọi lúc, mọi nơi. (Ảnh minh họa)

Mặt khác, các chuyên gia cũng nêu ra một số trang web giả mạo mà người dùng tuyệt đối không truy cập như: la7168.com (giả mạo sàn thương mại điện tử Lazada); vebo1s.co, clmm.nl, giaitrimomo.net (giả mạo ví điện tử MoMo); shopee.ccooppcc.online (giả mạo sàn thương mại điện tử Shopee); lottehanoi.com.vn (giả mạo website Lotte)...

Cẩn trọng với các website giả mạo sàn thương mại, ví điện tửTin nhắn của các đối tượng lừa đảo tuyển dụng trên không gian mạng. (Ảnh minh họa)

Thực tế cho thấy, mặc dù các đơn vị truyền thông, báo chí liên tục đưa tin cảnh báo và tuyên truyền nhưng nạn nhân của những vụ lừa đảo trên không gian mạng dường như chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Do vậy, để tránh trở thành miếng “mồi ngon” của đối tượng lừa đảo, người dùng mạng cần hết sức nâng cao cảnh giác không truy cập vào các trang web được nêu trên để tránh nguy cơ bị lừa đảo; luôn cẩn trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện giao dịch chuyển tiền cũng như cung cấp thông tin cá nhân. Song song với đó cần nâng cao nhận thức và kiến thức về an ninh mạng để bảo vệ bản thân và gia đình trước sự tấn công của tội phạm mạng.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]