(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước hàng loạt những khó khăn về tài chính, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực của y tế công… thì vấn đề về đầu tư hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế để phát triển bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng đang gặp khó khăn.

“Cấp cứu” y tế công (Bài 3): Khó khăn trong đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế

Trước hàng loạt những khó khăn về tài chính, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực của y tế công… thì vấn đề về đầu tư hạ tầng, mua sắm trang thiết bị y tế để phát triển bệnh viện, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng đang gặp khó khăn.

“Cấp cứu” y tế công (Bài 3): Khó khăn trong đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế

Khó khăn về tài chính đã và đang là nguyên nhân khiến nhiều bệnh viện công chậm đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng.

Nhiều hạng mục, khoa, phòng xuống cấp nhưng không được đầu tư thêm cơ sở vật chất khiến Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát phải “bất đắc dĩ” tận dụng cả hành lang khu điều trị để kê thêm giường bệnh.

Bác sỹ Nguyễn Huy Văn, Giám đốc bệnh viện cho rằng: Ngoài khó khăn khi thiếu nguồn nhân lực bác sỹ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thì “bài toán” về tài chính đang là nguyên nhân dẫn đến việc “đóng băng” trong đầu tư hạ tầng cơ sở cũng như mua sắm trang thiết bị, máy móc y tế.

Hiện Bệnh viện chỉ có 60% khoa, phòng được đầu tư kiên cố, bên cạnh đó một số trang thiết bị y tế đã cũ kỹ, xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bảo dưỡng, mua sắm mới. Đặc biệt, nhiều khoa, phòng thiếu nhiều chủng loại, phương tiện kỹ thuật phục vụ khám, chữa bệnh nhưng không có nguồn để đầu tư mua sắm.

Với việc tự chủ trên 60% ngân sách, năm 2022 Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát được cấp 2 tỷ 450 triệu đồng, chỉ đủ để đơn vị chi trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên trong khoảng 3 tháng. Trong khi đó, việc không có nguồn thu do số lượng bệnh nhân giảm; đơn vị phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 cộng với việc bị truy thu bảo hiểm y tế chi vượt định mức năm 2017, 2018… đang đẩy bệnh viện rơi vào tình trạng “khủng hoảng” tài chính.

“Cấp cứu” y tế công (Bài 3): Khó khăn trong đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế

Nhu cầu cũng như đòi hỏi chất lượng dịch vụ y tế của người dân ngày càng cao, đòi hỏi sự đầu tư, đổi mới là tất yếu.

Ông Văn phân tích, việc không cân đối được nguồn quỹ dẫn đến không có nguồn ngân sách dành cho phát triển sự nghiệp, mua sắm máy móc, thiết bị. Đơn cử, nếu như trước đây, ngoài việc chi tiền thuốc men, vật tư y tế, hóa chất… còn dư bao nhiêu thì dựa vào nguồn đó để thiết lập quỹ. Trong đó, có 35% là để cải cách tiền lương, 25% để tăng thu nhập, 25% để phát triển sự nghiệp, còn lại để thành lập quỹ công đoàn, khen thưởng… Song, điều kiện là hoạch toán có dư, còn hiện tại bệnh viện chỉ lo sao duy trì, đáp ứng được nguồn tiền lương cho cán bộ, y bác sỹ.

Chung thực trạng, thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Văn Minh, Giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc cho biết: Với 640 giường bệnh, bệnh viện phải cần khoảng 720 cán bộ, nhân viên y tế. Nhưng thực tế bệnh viện chỉ có thể duy trì 660 cán bộ, nhân viên y tế (thiếu 60 cán bộ, nhân viên y tế). Dù vậy, đơn vị không dám tuyển dụng thêm. Lý do, không có đủ tiền để trả lương.

Hiện nay mỗi ngày bệnh viện khám, điều trị cho khoảng 600 đến 700 bệnh nhân nội trú, 250-350 bệnh nhân ngoại trú. Với số lượng bệnh nhân như vậy, mức thu không đủ để trả lương cho cán bộ, nhân viên.

Theo ông Minh, năm 2020 ngân sách Nhà nước cấp 13,2 tỷ đồng; năm 2021 là 8 tỷ đồng thì bước sang năm 2022, với việc tự chủ trên 90%, ngân sách cấp chỉ còn 3 tỷ đồng. Nếu như năm 2020 bệnh viện duy trì 500 bệnh nhân đến khám mỗi ngày thì đến năm 2021, bệnh viện chỉ còn khoảng 200-300 bệnh nhân. Bên cạnh đó, quý 3 năm 2021, đơn vị cũng bị cơ quan bảo hiểm xã hội truy thu tiền vượt định mức kinh tế kỹ thuật 13,4 tỷ đồng (thời điểm năm 2017, 2018)… khiến bệnh viện trở nên khó khăn, lâm cảnh nợ nần.

Không có nguồn thu, không đảm bảo tài chính, đồng nghĩa với việc đầu tư trang thiết bị y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng là điều không thể trong giai đoạn này.

Nhu cầu mua sắm đối với bệnh viện là rất bức thiết, như máy chạy thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa Ngọc Lặc mới chỉ có 15 máy, hiện cần phải mua bổ sung thêm 5 máy mới đáp ứng phục vụ bệnh nhân. Hay như máy lọc máu, máy nội soi xuống cấp… cần phải đầu tư cấp thiết nhưng cũng chưa có nguồn.

Những khó khăn trên đang là “rào cản” khiến cho nhiều bệnh viện khối công lập chậm đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Đình Giang

Tin liên quan:

Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]