(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Thanh Hóa việc hiến mô, tạng đang có những chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng. Đã có trường hợp hiến mô, tạng khi qua đời và có thêm nhiều cá nhân tự nguyện đăng ký hiến mô, tạng để cứu người.

Chuyển biến tích cực từ việc hiến mô, tạng

Tại Thanh Hóa việc hiến mô, tạng đang có những chuyển biến tích cực về nhận thức trong cộng đồng. Đã có trường hợp hiến mô, tạng khi qua đời và có thêm nhiều cá nhân tự nguyện đăng ký hiến mô, tạng để cứu người.

Nhiều năm trước, việc hiến xác cho nghiên cứu khoa học, y học hay đồng ý hiến mô, tạng là chuyện còn khá xa lạ và chưa phổ biến trong đời sống xã hội. Ngày nay, suy nghĩ, quan điểm của con người về sự sống và cái chết trở nên nhẹ nhàng hơn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, quê Thanh Hóa đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chị đã đồng ý hiến tặng mô, tạng sau khi chết hoặc chết não mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Việc làm này với chị Hoa không phải theo phong trào hay thử sức gan dạ mà đơn giản chỉ là một việc thiện nên làm ngay cả khi không còn trên đời, bởi với chị “cho đi là còn mãi”. Chị Hoa tâm sự: “Nhiều lần xem ti vi, đồng cảm với một người mẹ nén nỗi đau hiến tạng của con mình khi chết đã cứu được 4 cuộc đời khác hồi sinh. Điều đó như một phép màu kỳ diệu, khi người qua đời vẫn có thể hồi sinh được nhiều cuộc đời khác, đó là việc làm hết sức nhân văn và ý nghĩa”.

Chuyển biến tích cực từ việc hiến mô, tạng

Thẻ hiến tạng của chị Hoa

Chia sẻ sâu hơn về quyết định này, chị Hoa cho biết: “Là thành viên tích cực của phong trào hiến máu tình nguyện, ngẫm nghĩ về phút quyết định cho một mạng sống của con người và những điều mà mình có thể làm, tôi nghĩ đến việc hiến bộ phận cơ thể người sau khi mất đi. Nhiều người hỏi: Có thấy sợ không, tôi trả lời ngay là không sợ. Mình mất đi rồi, còn có thể giúp được người khác, có gì phải sợ”.

Còn đối với bà Lê Thị Châu, ở thôn Trịnh Thôn, xã Hoằng Phú (Hoằng Hóa), đồng ý hiến mô, tạng của mình sau khi con trai bà được hồi sinh nhờ quả thận hiến của một bệnh nhân chết não. Gia đình bà Châu có hoàn cảnh hết sức khó khăn, chồng mất để lại 3 mẹ con côi cút, bản thân bà đã già yếu, kinh tế gia đình phụ thuộc vào mấy sào ruộng. Tuy nhiên, cậu con trai duy nhất bi suy thận nặng khiến kinh tế gia đình kiệt quệ, luôn trong tình trạng hộ nghèo.

Niềm vui vỡ òa sau bao năm chờ đợi, cuối cùng con trai bà cũng có nguồn tạng hiến phù hợp từ bệnh nhân chết não. Ca phẫu thuật thành công, con trai bà Châu từ chàng trai yếu đuối, xanh xao đã trở lại với cuộc sống lao động bình thường, không phải là gánh nặng của gia đình mà đã trở thành lao động chính trong nhà. Từ đó, quan điểm của bà Châu về “chết phải toàn thây” cũng thay đổi. Bà tâm sự: “Con người mất đi rồi trở thành cát bụi. Con tôi may mắn đã được người khác tái sinh trong hình hài khỏe mạnh. Tôi rất cảm kích và nghĩ rằng, nếu sau này tôi qua đời, tôi sẽ hiến tất cả”.

Chuyển biến tích cực từ việc hiến mô, tạng

Bà Châu đồng ý hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.

Tại Thanh Hóa những năm qua, phong trào hiến mô, tạng cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thanh Hóa đã ghi nhận 2 trường hợp hiến tạng từ người cho chết não (năm 2019 và 2020).

Được biết, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh... lượng người đăng ký hiến tạng sau khi qua đời ngày một tăng. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết năm 2021 cả nước có trên 46.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết hoặc chết não. Đây thực sự là tín hiệu vui cho ngành hiến tạng Việt Nam.

Hiện cả nước có 2 địa chỉ chính thức được phép đăng ký và phát hành thẻ hiến tạng tại Việt Nam để đáp ứng nguyện vọng đăng ký hiến tạng cứu người khi qua đời là Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).

V.A


V.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]