(vhds.baothanhhoa.vn) - Khai thác ven bờ là một trong những nghề truyền thống, tạo thu nhập ổn định cho ngư dân các huyện vùng ven biển. Dọc bờ biển các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương hay TP Sầm Sơn... đặc biệt tại các cửa sông thường có khóm dân cư sống nghề chài lưới, giăng câu, đời sống bấp bênh do thu nhập phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, nguồn thủy, hải sản và cả may rủi trong mỗi chuyến đánh bắt. Trong thời gian gần đây, nghề khai thác hải sản đang gặp khó, nguồn lợi thủy sản suy giảm... dẫn tới sinh kế của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định. Vì vậy việc xây dựng chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven bờ trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.

Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho ngư dân

Khai thác ven bờ là một trong những nghề truyền thống, tạo thu nhập ổn định cho ngư dân các huyện vùng ven biển. Dọc bờ biển các huyện Hậu Lộc, Quảng Xương hay TP Sầm Sơn... đặc biệt tại các cửa sông thường có khóm dân cư sống nghề chài lưới, giăng câu, đời sống bấp bênh do thu nhập phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết, nguồn thủy, hải sản và cả may rủi trong mỗi chuyến đánh bắt. Trong thời gian gần đây, nghề khai thác hải sản đang gặp khó, nguồn lợi thủy sản suy giảm... dẫn tới sinh kế của người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu ổn định. Vì vậy việc xây dựng chính sách chuyển đổi nghề cho ngư dân khai thác ven bờ trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.

Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho ngư dânChuyển đổi nghề từ khai thác, đánh bắt sang kinh doanh nhà hàng đang là hướng đi có tiềm năng, góp phần không nhỏ trong việc tạo sinh kế cho ngư dân vùng biển Sầm Sơn.

Với hơn 25 năm đi biển, gia đình ông Tô Văn Thân (thôn Tân Hải, xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc) đã trải qua nhiều giai đoạn sử dụng công cụ đánh bắt, khai thác ở nhiều ngư trường khác nhau. Cuộc sống mưu sinh, lênh đênh trên sóng nước vất vả, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người đàn ông đã bước sang cái tuổi ngũ tuần này nghĩ đến việc chuyển đổi nghề phù hợp với sức khỏe. Năm 2015, được sự động viên từ con cháu, ông quyết định bán tàu, vay vốn ngân hàng chuyển sang nuôi ngao thương phẩm, với tổng diện tích hơn 2 ha. Trừ chi phí, trung bình hàng năm gia đình thu về gần 100 triệu đồng từ nuôi ngao.

Năm 2022, phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) có 173 phương tiện khai thác, nay chỉ còn 147 phương tiện với tổng công suất 59.108 CV. Lý giải về việc số lượng phương tiện khai thác giảm, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường, cho biết: “Do nguồn thủy sản ở các ngư trường khai thác ngày càng cạn kiệt, việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu tăng, lực lượng tham gia khai thác không nhiều, một số ngư dân đã mạnh dạn giải bản tàu, chuyển sang nghề khác, như: làm việc ở một số lĩnh vực du lịch, nhà hàng, công ty, xuất khẩu lao động... Một số chủ phương tiện trước đây có bằng lái tàu, họ nâng cấp bằng lái để đi tàu viễn dương hoặc làm thuê cho tàu lớn.

Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho ngư dânMột số người dân phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn chuyển đổi từ khai thác, đánh bắt hải sản sang kinh doanh nhà hàng.

Theo Phó trưởng Phòng Kinh tế Trịnh Văn Hưng, phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch biển phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng nhiều danh thắng, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng, TP Sầm Sơn đã tập trung khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển du lịch, từng bước tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt là ngư dân. Tập trung quan tâm, chuyển đổi nghề cho lực lượng lao động bị ảnh hưởng do quá trình thực hiện các dự án, cũng như chuyển đổi nghề cho ngư dân không tham gia khai thác thủy sản. Trong năm 2022, địa phương tập trung rà soát, đấu mối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh giới thiệu, tạo việc làm mới cho 2.000 lao động, tổ chức tập huấn cho hơn 2.000 lao động là cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp, cơ sở lưu trú và người lao động tham gia dịch vụ du lịch trên địa bàn. Năm 2023, tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề và tổ chức 2 lớp nghề với 70 học viên (lớp kỹ thuật chế biến món ăn và lớp nghiệp vụ nhà hàng trình độ sơ cấp dưới 3 tháng) tại phường Quảng Cư và xã Quảng Hùng); có 170 người đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là ngư dân, con em ngư dân không tham gia khai thác thủy, hải sản...

Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho ngư dânKhu phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn hiện có 13 hộ gia đình chuyển sang kinh doanh ăn uống, buôn bán hải sản.

Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Toàn tỉnh hiện có 250/4.367 tàu cá ven bờ đăng ký giải bản; 182 tàu cá đăng ký chuyển sang làm dịch vụ du lịch, chủ yếu chở khách tham quan, câu cá giải trí. Qua khảo sát, trong 10 năm trở lại đây, số lượng hộ không còn hoạt động trong lĩnh vực khai thác giảm hẳn, một bộ phận lao động có xu hướng chuyển sang làm nghề không liên quan đến khai thác như: du lịch, nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ, xuất khẩu lao động... chiếm khoảng 20%, tập trung chủ yếu ở lao động trẻ. Nguyên nhân do nguồn lợi thủy sản suy giảm, giá nhiên, nguyên vật liệu tăng, một số tàu cá công suất nhỏ, phát triển tự phát, nguồn thu nhập bấp bênh, không ổn định. Các chủ tàu cá, lao động trực tiếp trên tàu cá khi giải bản tàu có nhu cầu chuyển đổi nghề, tìm kiếm công việc mới. Tuy nhiên, quá trình học, đào tạo để chuyển đổi từ nghề khai thác thủy sản ven bờ sang các ngành nghề khác cần nhiều thời gian, trong khi phần lớn ngư dân đều có trình độ học vấn không cao. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ một phần chi phí, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề... giúp người dân yên tâm trong đời sống sinh hoạt.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]