(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều nhận định cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong số những ngành dịch vụ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng đem đến “cơ hội” để tái cơ cấu và tập trung giải quyết triệt để những hạn chế, bất cập trong nội tại ngành du lịch.

Cơ cấu lại các hoạt động du lịch trước tác động của đại dịch COVID-19

Nhiều nhận định cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ vẫn còn diễn biến phức tạp và tiếp tục tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, trong đó du lịch là một trong số những ngành dịch vụ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng đem đến “cơ hội” để tái cơ cấu và tập trung giải quyết triệt để những hạn chế, bất cập trong nội tại ngành du lịch.

Cơ cấu lại các hoạt động du lịch trước tác động của đại dịch COVID-19

Trải nghiệm du lịch bản Ngàm (Quan Sơn).

Cơ cấu lại ngành du lịch nói chung và các hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hiện nay, là nhằm khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên, sản phẩm, thị trường, các nguồn lực sẵn có, hệ thống quản lý ngành. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, quảng bá hình ảnh và con người xứ Thanh, cũng như lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, trước “mối nguy” thường trực đại dịch COVID-19, có thể khiến hoạt động du lịch có thể bị tê liệt hoàn toàn, việc cơ cấu lại các hoạt động du lịch là từng bước định hình lại các sản phẩm du lịch một cách rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa và thương hiệu xứ Thanh. Đồng thời, nâng cao năng lực đón tiếp tại các khu, điểm du lịch; ứng dụng rộng rãi du lịch thông minh; từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch Thanh Hóa...

Đặt vấn đề cơ cấu lại các hoạt động du lịch, trước hết cần quan tâm đến thị trường, sản phẩm và doanh nghiệp. Cụ thể là tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường và triển khai các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách đến Thanh Hóa. Cùng với đó là tiếp tục triển khai có hiệu quả các đề án phát triển du lịch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điển hình như đề án Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; các đề án phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi; đề án lựa chọn, đề xuất phương án tổ chức lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch; phát triển các làng nghề truyền thống (bánh gai, chiếu cói, đúc đồng...) gắn với du lịch. Ngoài ra, việc thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn, có thương hiệu được xem là “lực lượng nòng cốt”, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao cho du lịch Thanh Hóa.

Để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực du lịch, không cách nào khác là xây dựng được cơ chế đủ sức hấp dẫn. Do đó, một nội dung quan trọng khi thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch là xây dựng chính sách thu hút đầu tư. Đồng thời, khuyến khích các hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công - tư; tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch. Cùng với đó là xây dựng chính sách liên kết các sản phẩm của các ngành, các lĩnh vực, nhằm hình thành chuỗi giá trị phục vụ phát triển du lịch. Nghị quyết 103/NQ- CP của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08, đã nêu rõ, việc hoàn thiện thể chế, chính sách phải tập trung vào các chính sách phù hợp về thuế sử dụng đất và tiền thuê đất, đối với các dự án du lịch có hệ số sử dụng đất cho xây dựng thấp và hạn chế về chiều cao. Đồng thời, thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Ngoài ra, cần quan tâm sửa đổi, bổ sung danh mục ưu đãi đầu tư, trong đó có các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch được xem là một giải pháp quan trọng. Theo đó, tỉnh ta đã và đang xúc tiến nhiệm vụ này thông qua việc triển khai thực hiện đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025; dự án hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý các hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa... Ngoài ra, để cơ cấu lại các hoạt động du lịch, các địa phương, nhất là những địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh cần rà soát, đánh giá lại tiềm lực và thực trạng phát triển du lịch. Từ đó làm cơ sở để xây dựng các chương trình, quy hoạch, đề án, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch và chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch mới, có chất lượng, hấp dẫn du khách; gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch; chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và nhất là đội ngũ làm công tác tham mưu, quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư, phát triển du lịch tại địa phương.

Hoàng Xuân


Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]