(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định việc đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Quảng Xương đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Hội nông dân Quảng Xương đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế

Xác định việc đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế, làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Quảng Xương đã tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Hội nông dân Quảng Xương đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế

Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng của gia đình anh Trần Văn Hồng (thôn 4, xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương) mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến tổng đàn lợn gần 400 con của gia đình anh Trần Văn Hồng (thôn 4, xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương) buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Nhằm khôi phục sản xuất, anh Hồng đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi các lóc trong bể xi măng.

Anh Hồng cho biết: Bắt đầu với việc đầu tư xây 3 bể xi măng, vừa làm, vừa quay vòng vốn, đến nay, gia đình đã xây dựng được 9 bể xi măng nuôi cá lóc. Cá giống được thả 1 lứa/năm, với mật độ từ 100 - 120 con/m2. Theo tính toán, 1 bể có diện tích từ 60 – 70m2 sẽ cho xuất bán khoảng 4 - 5 tấn cá thương phẩm/lứa. Với giá bán dao động từ 47 – 52 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình anh lãi khoảng 300 triệu đồng/năm.

Ưu điểm của mô hình, đó là người nông dân sẽ chủ động được nguồn nước, kiểm soát tốt dịch bệnh và tốn ít công thu hoạch, anh Hồng cho biết thêm.

Để khuyến khích, nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình của gia đình anh Trần Văn Hồng, ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện Quảng Xương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng. Toàn huyện có 25.562 hộ hội viên nông dân đăng ký, 18.785 hộ đạt; 26/26 cơ sở hội đăng ký thi đua đạt tiêu chuẩn đơn vị tổ chức phong trào giỏi; vận động giúp đỡ hộ hội viên nông dân nghèo vươn lên thoát nghèo.

Được tạo điều kiện từ quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện chỉ đạo thực hiện tốt các dự án vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân, phát triển kinh tế với quy mô trang trại, phát triển sản xuất hàng hóa để nhân rộng, như: mô hình nuôi ốc nhồi giống và thương phẩm tại thị trấn Tân Phong với số vốn 300 triệu đồng; mô hình trồng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ cói với số vốn 500 triệu đồng; mô hình nuôi rươi với số vốn 75 triệu đồng của hội viên nông dân xã Quảng Phúc; mô hình nuôi ốc và ong xã Tiên Trang với số vốn 100 triệu đồng.

Qua đánh giá, các dự án đều phát huy hiệu quả tốt, các hộ tham gia dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích, nâng cao thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn vận hành và bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart cho 150 cán bộ cơ sở hội, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác đưa các sản phẩm nông, lâm, thủy sản lên sàn thương mại điện tử Postmart của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Quảng Xương tiếp tục đẩy mạnh vận động nông dân thực hiện có hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh daonh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; thực hiện có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế có vốn đầu tư của quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, chọn các mô hình mới để triển khai thực hiện.

Đồng thời, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, liên kết theo chuỗi giá trị, có chỉ dẫn địa lý để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP; nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả để hội viên nông dân học tập; tập huấn hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật; phối hợp, tạo điều kiện để hội viên nông dân được vay vốn, vật tư để đầu tư sản xuất, kinh doanh...

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]