(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ sử dụng công nghệ sấy khô mà anh Phạm Văn Hoan đã bao tiêu cho bà con ngư dân vùng ven biển Quảng Xương từ 30 - 40 tấn ruốc tươi, giúp bà con kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Nhờ sử dụng công nghệ sấy khô mà anh Phạm Văn Hoan đã bao tiêu cho bà con ngư dân vùng ven biển Quảng Xương từ 30 - 40 tấn ruốc tươi, giúp bà con kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Video: Cận cảnh quá trình sấy ruốc biển.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Ruốc (còn gọi là moi, tép biển) là một loại động vật giáp xác mười chân, sống ở vùng nước ven bờ biển. Hình dạng như con tôm nhỏ, chỉ khoảng 4 mm - 10 mm được coi là một đặc sản của miền biển. Ruốc biển có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Ruốc biển thường xuất hiện tại khu vực cách bờ biển gần 1 km. Mùa ruốc biển bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Đây là thời điểm ngư dân địa phương yêu thích bởi không cần đi xa bờ nhưng lại thu được lợi ích kinh tế cao.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Anh Phạm Văn Hoan, Giám đốc Công ty TNHH Hoan Thanh Hóa cho biết anh sinh ra và lớn lên ở quê biển xã Quảng Hải (Quảng Xương) có kinh nghiệm 22 năm trong nghề thu mua và chế biến các loại hải sản. Trước kia gia đình anh làm xưởng chế biến ruốc biển, cá, mực, tôm khô truyền thống. Nhận thấy việc phơi khô hải sản phụ thuộc vào thời tiết, những ngày trời không có nắng con ruốc, cá cơm… các sản phẩm tươi về phải bán đi ngay nếu không sẽ hỏng nên thường bị thương lái ép giá.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Nhận thấy những hạn chế của việc chế biến các sản phẩm khô bằng phương pháp phơi thủ công, năm 2015 anh Hoan đã đầu tư xây dựng lò sấy và mở rộng quy mô sản xuất, sấy khô các mặt hàng hải sản không phụ thuộc thời tiết nắng mưa. Hiện nay anh có 2 lò sấy hàng khô với công suất 20-25 tấn/lò/ngày.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Công ty anh Hoan đang liên kết cố định với 240 hộ ngư dân ven biển của xã Quảng Hải, Quảng Đại, Quảng Thái, Quảng Hùng… để bao tiêu sản phẩm cho bà con sau khi đánh bắt về. Không chỉ mua con ruốc tươi, mà còn các loại hải sản khác theo mùa như cá trích, sứa, cá mờm...

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

“Sau khi nhận thấy thị trường nhiều nước trên thế giới rất ưa chuộng các sản phẩm thủy sản sấy khô của Việt Nam, tôi đã mở rộng quy mô sản xuất, liên kết với ngư dân, đầu tư vốn cho nhiều hộ sửa chữa ngư cụ, ứng tiền trước đến vụ thì bán sản phẩm cho công ty, vì vậy ngư dân khai thác với sản lượng lớn đều được tiêu thụ hết”, anh Hoan cho biết.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Riêng con ruốc biển bình quân mỗi năm doanh nghiệp anh Hoan sơ chế sấy khô trên 300 tấn xuất ra thị trường, tương đương với hàng ngàn tấn ruốc tươi.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

“Con ruốc khai thác trong tự nhiên ở các cửa biển luôn có hình dáng bóng, đẹp, sạch, giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy được thị trường nhiều nước ưa chuộng, tiêu thụ mạnh”, anh Hoan cho biết thêm.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Hiện các mặt hàng con ruốc chế biến được Công ty TNHH hải sản Hoan Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Công ty đang tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 25 lao dộng thường xuyên và khoảng 40 lao động thời vụ với mức lương từ 6-10 triệu đồng/tháng.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

Anh Phạm Văn Mạnh, 35 tuổi, công nhân tại xưởng cho biết anh làm ở đây đã nhiều năm, công việc hàng ngày cũng rất quen thuộc, vận chuyển các loại thủy sản mua của bà con từ ngoài biển trở vào trong xưởng. Như mùa này mỗi ngày các anh chở hàng trăm tấn ruốc tươi vào lò sấy. Năm nay, ruốc được mùa nên ngư dân rất phấn khởi.

Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu

“Nếu trước kia không ảnh hưởng dịch bệnh thì lợi nhuận đưa về sẽ cao hơn. Còn với năm nay lợi nhuận của công ty chỉ ước đạt khoảng trên 1 tỷ đồng”, anh Hoan cho biết thêm.

Tin liên quan:
  • Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu
    Nhộn nhịp vào mùa sấy cau khô

    Thời điểm này, cau đang vào vụ thu hoạch chính, các lò sấy cau khô ở tỉnh Thanh Hóa hoạt động tất bật để chuẩn bị hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

  • Làm giàu từ nghề sấy khô ruốc biển xuất khẩu
    Phát triển làng nghề truyền thống ven biển gắn với phát triển du lịch

    Ở những địa phương ven biển có nhiều làng nghề đặc trưng đã tồn tại từ lâu, có thể kể đến như làng nghề làm nước mắm, đóng tàu thuyền, làm đồ mỹ nghệ, chế biến hải sản... Các nghề này nếu phát triển đúng hướng, gắn với hoạt động du lịch sẽ góp phần bảo tồn được làng nghề truyền thống và cải thiện thu nhập cho người dân.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]