(vhds.baothanhhoa.vn) - Với lợi thế có diện tích đồi núi, đặc biệt ở các vùng đồi, vách đồi được bao phủ bởi cây bụi, nứa, tre, mây, bông đót… nên nghề đan lát thủ công mỹ nghệ ở xã Thọ Bình (Triệu Sơn) có từ bao đời nay, trong đó nghề làm chổi đót là thế mạnh của địa phương với diện tích nguyên liệu bông đót hơn 250 ha. Sản phẩm chổi đót Thọ Bình vừa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Với lợi thế có diện tích đồi núi, đặc biệt ở các vùng đồi, vách đồi được bao phủ bởi cây bụi, nứa, tre, mây, bông đót… nên nghề đan lát thủ công mỹ nghệ ở xã Thọ Bình (Triệu Sơn) có từ bao đời nay, trong đó nghề làm chổi đót là thế mạnh của địa phương với diện tích nguyên liệu bông đót hơn 250 ha. Sản phẩm chổi đót Thọ Bình vừa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Đến xã đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh người già, phụ nữ, trẻ em tay thoăn thoắt, gương mặt lấm lem bụi nhưng cười nói rôm rả.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Người làm chổi phải trải qua rất nhiều công đoạn như xé đọt, vọng tua, quấn lọn, dọng cán, lên quạt…

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Sản phẩm chổi đót được cấu thành từ 6 - 8 mon (đọn) lót dưới bàn tay khéo léo của người thợ kết hợp với dây bện, dây kẽm, dây mây, cán nhựa… tạo nên sản phẩm hoàn thiện.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Mọi người có thể làm ở mọi lúc, mọi nơi, phần lớn chổi được khoán theo sản phẩm, người dân có thể tới xưởng nhận nguyên liệu đem về tranh thủ lúc nông nhàn để hoàn thiện kiếm thêm thu nhập hoặc có thể hoàn thiện trực tiếp tại xưởng của cơ sở sản xuất.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Để có được một cây chổi đót bền, chắc và đẹp thì cần phải có đôi bàn tay khéo léo và chắc chắn ở mỗi công đoạn, nhất là công đoạn vào cán và bện. Bông đót để làm chổi cũng yêu cầu phải được nắng, có màu trắng xanh, dài thì chổi mới bền.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Chổi đót Thọ Bình có kích thước 102 cm, chiều dài mái chổi 32 cm, bộ xòe mái chổi 55 đến 60 cm, trọng lượng 500g, trên thân chổi có gắn mũ treo thuận tiện treo vào góc nhà khi sử dụng.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Mong muốn cung ứng sản phẩm từ cây bông đót đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm xã Thọ Bình đã đầu tư nhà xưởng tại 2 nơi sản xuất. Đó là cơ sở sản xuất của bà Lê Thị Sáu với diện tích 200m2 đạt sản lượng 250.000 cây chổi/năm và cơ sở sản xuất Lê Đình Mạnh với diện tích 180m2 đạt sản lượng 250.000 cây chổi/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động trong thời gian nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Anh Lê Đình Mạnh, thôn 3, xã Thọ Bình cho biết: Hiện nay tại cơ sở của gia đình có 14 lao động thường xuyên, chủ yếu là phụ nữ. Nghề này có thuận tiện là mọi người có thể làm mọi lúc, mọi nơi với thu nhập trung bình từ 4.000.000 đến 5.000.000 người/tháng.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Chổi không chỉ giúp địa phương giải quyết bài toán kinh tế, tận dụng được sức lao động trong lúc nông nhàn mà còn góp phần tạo thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống từng gia đình. Số hộ nghèo trong xã giảm đáng kể, một số gia đình trong xã đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Ông Đỗ Xuân Trị, Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm xã Thọ Bình cho biết: Tuy làm chổi không lãi cao như các ngành nghề khác nhưng đã và đang tạo việc làm cho gần 100 lao động tại địa phương. Nghề này tuổi nào cũng làm được, phù hợp nhất là với lao động nữ, người già…

Nghề đan chổi đót ở xã Thọ Bình

Với thị trường tiềm năng và thế mạnh của mình, HTX nông lâm xã Thọ Bình đã và đang đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn phát triển ra thị trường quốc tế.

Thu Thủy


Thu Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]