(vhds.baothanhhoa.vn) - Nếu như COVID-19 là một thảm họa làm suy yếu sức lực của nền kinh tế nước ta, thì phải chăng những cuộc thanh tra, kiểm tra sai phạm sau này chính là những cơn gió lạnh làm rợn sống lưng nhiều người vừa bước ra từ cuộc chiến với dịch bệnh?

Nghèo "cái dũng của kẻ trí" trong xử lý việc công

Nếu như COVID-19 là một thảm họa làm suy yếu sức lực của nền kinh tế nước ta, thì phải chăng những cuộc thanh tra, kiểm tra sai phạm sau này chính là những cơn gió lạnh làm rợn sống lưng nhiều người vừa bước ra từ cuộc chiến với dịch bệnh?

Nghèo “cái dũng của kẻ trí” trong xử lý việc công

Đại án kit test Việt Á và chuyến bay giải cứu đã là một hồi chuông lớn, cảnh tỉnh những kẻ cơ hội, lợi dụng thời cơ để gây ra sai phạm lớn. (Ảnh: TTXVN).

Đại án kit test Việt Á và chuyến bay giải cứu đã là một hồi chuông lớn, cảnh tỉnh những kẻ cơ hội, lợi dụng thời cơ để gây ra sai phạm lớn. Đại án này cũng khiến cho không chỉ đội ngũ quản lý mà cả cán bộ nhân viên, công chức viên chức phải e ngại.

Việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung luôn được nhà nước ta quan tâm, từ tuyên truyền chủ trương đến đóng góp ý kiến triển khai thực tế tại địa phương. Dễ thấy rằng, công việc nhà nước đang bị ảnh hưởng do tư duy “ngại đổi mới” bởi “ngại” giải trình với các cấp thẩm quyền về việc tại sao lại làm thế này, thế kia và thường bị gắn mác những động cơ đen tối. Đặc biệt trong thời điểm sau đại dịch COVID-19, Việt Nam dễ có khả năng lún sâu vào bẫy thu nhập trung bình khi mục tiêu đến năm 2035 và 2045 trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao.

Nghèo “cái dũng của kẻ trí” trong xử lý việc công

Bà Phạm Khánh Phong Lan - đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Dược học TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam).

Bà Phạm Khánh Phong Lan - đại biểu Quốc Hội, Chủ tịch Hội Dược học TP Hồ Chí Minh chia sẻ tại phiên thảo luận đầu tháng 1 về thực hiện Nghị quyết 30/2021 về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều người không khỏi xót xa: “Khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm ở TP Hồ Chí Minh, nhiều bác sĩ đã theo lệnh, xây dựng các bệnh viện dã chiến với tài sản duy nhất là một tờ A4 - quyết định thành lập bệnh viện. Họ phải nghĩ cách tự thân vận động, bươn chải để trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết nhằm cứu chữa bệnh nhân. Nhưng khi dịch bệnh được đẩy lùi, cái họ nhận được lại là ánh mắt nghi ngờ chuộc lợi”.

Có nhiều nguyên nhân được viện dẫn trong phiên thảo luận tại phiên họp đầu tháng 1 năm nay. Song, “cái dũng của kẻ trí” phải chăng là điều mà đất nước còn thiếu, tức là bản lĩnh xé rào, đổi mới vì lợi ích chung. “Giới quan chức, trí thức đang trở về xu hướng ưu tiên sự an toàn của bản thân, áp dụng phong cách làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, không làm không sai” - bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ thêm.

Người nhà nước khi làm việc bị ràng buộc bởi nhiều quy định. “Công dân được làm những gì pháp luật không cấm còn công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép” - nguyên tắc này vô tình hình thành lối làm việc rập khuôn, máy móc vì tâm lý lo sợ sự sáng tạo của mình không nằm trong quy định của pháp luật. Tất nhiên, dám nghĩ dám làm không đồng nghĩa với làm liều, làm ẩu. Dám làm vì lợi ích chung khác với dám làm nhằm vụ lợi. Để phân biệt hai khả năng này, từ đó trọng dụng và bảo vệ cho đúng đối tượng, phải nói là rất khó.

Vậy cần làm gì để chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm không chỉ nằm trên giấy mà có hiệu quả thực tế? Phải chăng chỉ có lãnh đạo hết mình vì việc chung, dám chịu trách nhiệm thì mới dám ủng hộ những cán bộ đổi mới, sáng tạo ngoài khuôn khổ? Cùng với đó là cần tạo ra một cơ chế mà công chức được làm đúng việc, đánh giá đúng khả năng và hưởng mức lương xứng đáng là cách tốt nhất để khuyến khích, gia tăng sự sáng tạo, chủ động trong công việc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã chỉ rõ: “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài, liêm chính, tâm huyết; thật sự vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy nhà nước... Có cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Chủ trương động viên, khuyến khích những cán bộ tài năng, sáng tạo, dám xé rào vì lợi ích chung của xã hội cần được triển khai mạnh mẽ hơn, bám sát vào thực tế. Những cơ chế cũng như chế tài phải thực sự có hiệu lực để đưa nghị quyết ra khỏi trang giấy mà hiện hữu trong cuộc sống. Cũng giống như chống tham nhũng, làm cải cách nghề công chức là phải “không được né tránh, cầm chừng, trái lại, phải rất kiên trì, không ngừng, không nghỉ”.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]