(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghề làm nơm cũng lắm công phu, từ chọn cây tre gai đốn theo mùa, chọn cây mây theo tuổi, bóc vỏ, bỏ ngọn, chẻ vót đến vót răng, lên khung rồi đan chân rết, làm vành nơm kéo níu, đan rối, vận vành, bó cổ nơm.

Người làm nơm hiếm gặp

Nghề làm nơm cũng lắm công phu, từ chọn cây tre gai đốn theo mùa, chọn cây mây theo tuổi, bóc vỏ, bỏ ngọn, chẻ vót đến vót răng, lên khung rồi đan chân rết, làm vành nơm kéo níu, đan rối, vận vành, bó cổ nơm.

Người làm nơm hiếm gặp

Nơm là loại đánh bắt cá khá phổ thông và thiết yếu trong từng gia đình nông dân xưa. Ngày trước gần như nhà nông nào cũng có cái nơm để đi đánh bắt lúc nông nhàn hay đi kiếm thức ăn để bữa cơm có thêm đạm. Nghề làm nơm cũng theo nhu cầu đó mà hình thành.

Ngày nay, do diện tích mặt nước bị thu hẹp đáng kể, đồng ruộng bị tháo khô cạn kiệt không có nước ngâm chân như khi xưa, nên các loài cá ít dần. Dụng cụ đánh cá bắng kích điện lấn lướt, lưới bát quái phổ biến, nghề làm nơm dường như bị xóa sổ. Cả huyện Hoằng Hóa số người làm nơm không đủ đếm trên một bàn tay. Ông Lê Văn Kỳ ở thôn Phú Vinh Nam, xã Hoằng Vinh (nay là thị trấn Bút Sơn) là người làm nơm hiếm hoi còn giữ nghề. Thời nghề còn thịnh phiên chợ ông bán được hàng chục cái nơm. Giờ thì cả tháng mới bán được dăm cái.

Nghề làm nơm cũng lắm công phu, từ chọn cây tre gai đốn theo mùa, chọn cây mây theo tuổi, bóc vỏ, bỏ ngọn, chẻ vót đến vót răng, lên khung rồi đan chân rết, làm vành nơm kéo níu, đan rối, vận vành, bó cổ nơm. Cả ngày nỗ lực mới làm được một cái nơm giá bán cũng chỉ khoảng 200.000 đồng.

Ồng Kỳ tâm sự: “Vì yêu nghề, nhớ nghề mà làm chứ cũng chẳng còn say nghề được như xưa”. Ấy vậy mà mỗi lần nhìn ông làm nơm vẫn thấy ánh lên sự say sưa trong đôi mắt, sự khéo léo nơi bàn tay và sự khỏe mạnh trong rút mây, dù ông đã qua tuổi “Thất thập cổ lai hy”.

Nhìn sản phẩm ông làm ra thấy cả một sự khéo léo, công phu và tình yêu nghề hãy còn cháy bỏng. 72 răng nơm (loại nơm đại) 53 răng nơm (loại trung) đều tăm tắp như một, đường kéo chân rết chặt chẽ, gọn ghẽ, chắc chắn, đường rút cổ rối vững chãi, chắc khỏe.

Cứ miên man nghĩ chẳng hay vì sao khách du lịch châu Âu thích đến các làng nghề để tận mắt xem và mua hàng thủ công, rồi lại vẩn vơ lo mai kia ở độ tuổi bách niên ông có còn làm nơm và có đứa cháu nào còn học giữ được nghề này.

Nguyễn Hữu Ngôn


Nguyễn Hữu Ngôn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]