(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 11 năm với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Nông Cống đã có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thành quả chung đó, nông nghiệp công nghệ cao đã để lại nhiều ấn tượng.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nông Cống

Sau 11 năm với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện Nông Cống đã có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thành quả chung đó, nông nghiệp công nghệ cao đã để lại nhiều ấn tượng.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nông Cống

Đoàn thẩm tra mức độ đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh thẩm tra tại huyện Nông Cống

Xác định lấy những tiềm năng, thế mạnh làm “bàn đạp” để từng bước tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao được xem là một trong những mục tiêu trọng điểm của huyện Nông Cống.

Trong trồng trọt, huyện đã tập trung đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa, từ đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, gieo trồng.

Đáng kể, huyện đã xây dựng được 175 ha lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (tại 05 xã là Tượng Văn, Trường Sơn, Minh Nghĩa, Tế Lợi và Thăng Bình). Tập trung chuyển đổi linh hoạt 1.400 ha đất lúa kém hiệu quả ở vùng sâu trũng sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế trang trại.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nông Cống

Sản xuất rau trong nhà lưới đang là xu hướng phát triển ở nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống.

Cùng với đó, xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn hình thành theo tiêu chuẩn VietGAP tại các xã Vạn Hòa, Thăng Long, Vạn Thắng, Công Liêm, Trường Sơn, Tượng Văn với tổng diện tích 25 ha, giá trị thu nhập bình quân từ 200-300 triệu đồng/ha/năm. Trong đó có 6 mô hình rau, củ, quả an toàn trong nhà kính, nhà lưới theo hướng ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP quy mô 8.000 m2, cho thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm…

Trong chăn nuôi huyện đã có 7 trang trại chăn nuôi quy mô lớn liên kết sản xuất với Công ty Phú Gia, Công ty CP, Agri Phú Nguyễn…

Nuôi trồng thủy hải sản cũng được xem là một thế mạnh khi huyện có tới 985,18 ha diện tích. Bước đầu huyện đã hình thành được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng quảng canh cải tiến 200 ha; nuôi cá nước ngọt tập trung với diện tích 150 ha. Vùng nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung 50 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao, cho năng suất 22 tấn/ha/vụ, tối đa 3 vụ/năm, cho thu nhập từ 3-3,5 tỷ đồng/ha/năm.

Hiện tại huyện đang duy trì 35/35 HTX dịch vụ nông nghiệp có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm chủ lực như lúa gạo, ngô, khoai tây, ớt xuất khẩu, măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP với các doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm sạch. Đồng thời xây dựng được 29 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp sản lượng trên 20.800 tấn; 7 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn quy mô 103 ha.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nông Cống

Áp dụng tiến bộ khoa học trong thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Đến nay huyện đã ban hành 24 cơ chế hỗ trợ trên hầu hết các lĩnh vực nhằm thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có tới 16 cơ chế hỗ trợ phát triển trang trại chăn nuôi, hỗ trợ giống cây trồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, chuyển giao kỹ thuật cây trồng có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng… với tổng nguồn vốn hỗ trợ lên tới 95 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Tuấn cho biết thành quả từ phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần to lớn trong việc nâng cao đời sống của Nhân dân. Tính đến ngày 30-6-2021 huyện đã có 100% (28/28) xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 46,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 1,28%, thấp hơn bình quân chung toàn tỉnh.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]