(vhds.baothanhhoa.vn) - Vốn là một bản vùng biên giới khó khăn được tách ra từ bản Tén Tằn, xã Tén Tằn theo dự án di giãn dân nơi biên giới, sau nhiều năm cuộc sống của người dân bản Piềng Mòn (nay là khu phố Piềng Mòn, thị trấn Mường Lát) đã khoác trên mình chiếc áo mới, diện mạo nông thôn vùng biên này đã có nhiều đổi thay.

Piềng Mòn nay đã khác xưa

Vốn là một bản vùng biên giới khó khăn được tách ra từ bản Tén Tằn, xã Tén Tằn theo dự án di giãn dân nơi biên giới, sau nhiều năm cuộc sống của người dân bản Piềng Mòn (nay là khu phố Piềng Mòn, thị trấn Mường Lát) đã khoác trên mình chiếc áo mới, diện mạo nông thôn vùng biên này đã có nhiều đổi thay.

Piềng Mòn nay đã khác xưaNgười dân Piềng Mòn đã thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, đầu tư máy móc để sản xuất.

Cách trung tâm huyện Mường Lát khoảng 14km, Piềng Mòn tiếp giáp với bản Xổm Vẳng, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào. Toàn khu phố hiện có 61 hộ với 282 nhân khẩu, 100% dân số là dân tộc Thái. Trước đây, Piềng Mòn là một trong những bản nghèo của huyện, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, chưa biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt... Vì vậy, đời sống của bà con nơi đây luôn luẩn quẩn trong đói nghèo.

Piềng Mòn được thành lập năm 2007, người dân trong khu phố chủ yếu được di giãn từ các bản khác về sinh sống tại đây. Ông Vi Văn Hợi, phó trưởng khu phố cho biết: Để ổn định đời sống của bà con Nhân dân, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5 và sự đồng lòng của người dân, đời sống vật chất tinh thần của bà con được nâng lên rõ rệt, nhiều hủ tục được bài trừ, người ốm đau, bệnh tật được gia đình đưa đến cơ sở y tế khám, điều trị. Cùng với đó, bà con khu phố còn biết bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Từng bước chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đạt năng suất chất lượng cao, hướng tới sản xuất hàng hóa, thực hiện chương trình vệ sinh đường làng, ngõ xóm, công tác xóa đói, giảm nghèo.

Có con đi xuất khẩu lao động nên gia đình chị Vi Thị Hoàn (SN 1979) cũng đỡ vất vả. Không những vậy, gia đình đang xây dựng ngôi nhà mới khang trang ngay trên mảnh đất của mình. Chị Hoàn cho biết: Ở Piềng Mòn, người dân ngoài sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, keo, xoan, nuôi cá dốc… xuất khẩu lao động trở thành một “phong trào thoát nghèo” trên địa bàn. Hiện khu phố có 18 trường hợp đi lao động nước ngoài.

Piềng Mòn nay đã khác xưaNhà văn hóa Piềng Mòn.

Ông Lương Văn Đào, trưởng khu phố Piềng Mòn chia sẻ: Từ năm 2005 thực hiện chương trình di giãn dân, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5 đã vận động được 57 hộ dân ra nơi ở mới để thành lập bản Piềng Mòn, hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, đơn vị còn tập trung tuyên truyền, vận động thay đổi nếp sống, cách làm, tư duy của người dân trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, từ đó giúp đồng bào một lòng tin theo Đảng. Đồng thời giúp người dân dựng nhà, xây nhà văn hóa, trường học, kéo điện, làm đường giao thông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khai hoang, hướng dẫn Nhân dân trồng lúa nước. Người dân Piềng Mòn tích cực trồng cây ngô lai, cây lúa nước, chăn nuôi nhiều trâu bò, dê và trồng rừng. Nguồn thu từ chăn nuôi hàng năm mang lại giá trị kinh tế không nhỏ, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững cho các hộ gia đình.

Từ chỗ thiếu ăn liên tục xảy ra, đến nay người dân cơ bản tự túc được lương thực, khu phố có 61 hộ nhưng chỉ còn 22 hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều. Hầu hết các hộ mua sắm được phương tiện nghe, nhìn. Đời sống vật chất tinh thần của người dân bản Piềng Mòn được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn vùng biên ngày càng có nhiều đổi thay. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của người dân Piềng Mòn, năm 2017 bản đã hoàn thành 14/14 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Ngân Văn Bằng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mường Lát cho biết: Piềng Mòn về cơ bản đã xóa nghèo, trên địa bàn không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Cán bộ, đảng viên, người dân trong xã đoàn kết, đồng lòng và tự giác hưởng ứng, tham gia các hoạt động cộng đồng, cùng góp sức xây dựng quê hương ngày giàu đẹp, văn minh. Đến nay, Piềng Mòn đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 trở lên.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]