(vhds.baothanhhoa.vn) - Dạy tiếng Việt cho con ở nơi “đất khách” hoàn toàn không phải là nhiệm vụ mà các bậc phụ huynh Việt Nam phải làm, nhưng đã là người Việt Nam thì ai cũng đau đáu, muốn gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình.

Giữ tiếng Việt nơi “đất khách”

Dạy tiếng Việt cho con ở nơi “đất khách” hoàn toàn không phải là nhiệm vụ mà các bậc phụ huynh Việt Nam phải làm, nhưng đã là người Việt Nam thì ai cũng đau đáu, muốn gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình.

Giữ tiếng Việt nơi “đất khách”

Dạy tiếng Việt cho con ở nước ngoài là điều nhiều người Việt Nam đau đáu.

Hai cháu gái của tôi đều sinh ra tại Singapore, nơi công nhận 3 thứ tiếng là ngôn ngữ quốc gia: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Malaysia. Là quốc gia đa sắc tộc nên việc giao tiếp của những đứa trẻ có phần khó hơn, bởi ngoài Tiếng Anh là ngôn ngữ học chính khóa thì bắt đầu từ các lớp lớn, các cháu phải học thêm cả Tiếng Trung và Tiếng Malaysia. Suốt khoảng thời gian còn nhỏ của 2 đứa trẻ, ngoài học ngôn ngữ tại trường, anh chị tôi vẫn không ngừng trau dồi thêm Tiếng Việt cho các cháu. Công việc này tưởng chừng không khó nhưng cũng không hề dễ dàng.

Các thầy cô giáo ở Singapore luôn khuyến khích phụ huynh rằng hãy dùng và dạy những đứa trẻ thứ tiếng mà bố mẹ nói tốt nhất ở nhà. Còn phần ngôn ngữ Anh, Trung ở trường các thầy cô giáo sẽ lo. Yên tâm với sự giúp đỡ từ phía nhà trường, anh chị tôi quy định chỉ được nói Tiếng Việt khi ở nhà với bố mẹ, nhưng khi có thêm bạn bè thì các cháu có thể nói thứ tiếng mà mình thoải mái nhất.

Hai cháu gái của tôi vì thế khi lên trung học đã biết đọc Tiếng Việt, còn viết thì chỉ được như học sinh cấp 1. Tuy nhiên sau tất cả cố gắng của bố mẹ, lần nào về Việt Nam thăm gia đình, các cháu đều có thể nói chuyện và giao tiếp với mọi người.

Đây phải chăng là câu chuyện của hầu hết các gia đình người Việt định cư tại nước ngoài. Để con hòa nhập với văn hóa bản địa nhưng không quên giữ lại hồn cốt của người Việt trong lời nói.

Giữ tiếng Việt nơi “đất khách”

Nữ Youtuber Quỳnh Trần JP đã từng có khoảng thời gian lo lắng khi con trai bị rối loạn ngôn ngữ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công khi làm điều này. Nữ Youtuber ẩm thực nổi tiếng - Quỳnh Trần JP, cũng đã từng rất lo lắng khi cậu con trai đến 3 tuổi mà vẫn chưa thể nói được thành thạo dù là tiếng Nhật hay tiếng Việt. Việc cậu không thể giao tiếp bằng tiếng Nhật khiến cậu bé bị từ chối khi đăng ký vào một ngôi trường mẫu giáo tại Nhật Bản.

Biết lý do con chưa thể nói thành thạo bất kỳ thứ tiếng nào do bị rối loạn ngôn ngữ, chị Quỳnh đã thay đổi phương pháp dạy và nói chuyện với con. Phân chia thời gian và cách tiếp cận khác, để cậu bé dễ dàng tiếp thu vốn ngôn ngữ có phần phức tạp như tiếng Việt. Nay đã 5 tuổi, bé Sa - con trai Quỳnh Trần JP đã có thể theo học trường Nhật Bản, đồng thời tham gia các đoạn video ẩm thực với mẹ bằng Tiếng Việt.

Giữ tiếng Việt nơi “đất khách”

Bộ sách “Chào tiếng Việt” do tác giả Nguyễn Thuỵ Anh biên soạn theo Chương trình Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018. Ảnh: TTXVN

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng ngoại ngữ làm giảm những sai lệch trong quá trình ra quyết định. Người ta tin rằng ngôn ngữ thứ hai cung cấp một khoảng cách nhận thức hữu ích từ các quy trình tự động, thúc đẩy suy nghĩ phân tích và giảm phản ứng không suy nghĩ, cảm xúc. Do đó, những người nói được nhiều ngôn ngữ có tư duy phản biện và kỹ năng ra quyết định tốt hơn.

Giữ tiếng Việt nơi “đất khách”

Bộ sách “Chào tiếng Việt” gồm 6 cuốn, được chia theo các cấp độ khác nhau. Ảnh: TTXVN

Sẽ rất sai lầm khi cho là các công cụ trí tuệ nhân tạo, dịch máy sẽ khiến con người không cần học quá nhiều ngôn ngữ. Công nghệ dịch máy đã tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa và văn phong. Việc học nhiều ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa, tự tin khi giao tiếp và tạo ra nhiều cơ hội để kết nối và tương tác xã hội. Học nhiều ngôn ngữ giúp con người nâng cao khả năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề khi tập trung vào các kỹ năng như phát âm, luyện nghe, nói và viết.

Tin rằng, dạy tiếng Việt cho con ở nơi “đất khách” hoàn toàn không phải là nhiệm vụ mà các bậc phụ huynh Việt Nam phải làm. Đó chính là mong muốn mà đã là người Việt Nam thì ai cũng đau đáu, muốn gìn giữ và gắn kết. Đó chính là nhu cầu được gắn kết các con với mình, với gia đình, nguồn cội.

Nên dù có sống ở đâu trên khắp thế giới rộng lớn này, giữ được tiếng nói của nền văn hóa hơn 100 triệu dân chắc chắn là một lợi thế mà ai cũng mong muốn. Những cành nhỏ gắn kết với cành lớn thì mọi cành cây đều gắn với gốc rễ, nguồn cội. Giữ tiếng Việt cho thế hệ tiếp theo không phải là hướng con về quá khứ của bố mẹ mà là hướng về tương lai của chính các con.

Hoàng Sơn


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]