(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 được xem là toàn cầu. Và cần xác định rõ, đây không phải là một tệ nạn để ai đó có thể kỳ thị. Ấy vậy mà từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay nhiều người đã xem các ca liên quan tới COVID-19, thậm chí những người đi làm ăn xa về quê cũng bị nhìn nhận với ánh mắt không mấy thiện cảm.

Sự kỳ thị trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 được xem là toàn cầu. Và cần xác định rõ, đây không phải là một tệ nạn để ai đó có thể kỳ thị. Ấy vậy mà từ khi bùng phát dịch bệnh đến nay nhiều người đã xem các ca liên quan tới COVID-19, thậm chí những người đi làm ăn xa về quê cũng bị nhìn nhận với ánh mắt không mấy thiện cảm.

Sự kỳ thị trong đại dịch COVID-19

Ai cũng có thể là F0, vì bất cứ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của dịch bệnh, vì vậy không nên “kỳ thị” mà phải hiểu rõ về dịch bệnh COVID-19 để có cách phòng, chống đẩy lui nhanh dịch bệnh ra khỏi cộng đồng.

Trước kia, khi dịch bệnh vừa bùng phát với lác đác chỉ số ít ca dương tính do liên quan tới F0 ở nước ngoài về, vậy là thông tin cá nhân của những người có liên quan được “dân mạng” truy lùng gắt gao từ nơi ăn, chốn ở, bạn bè, nơi hay lui tới... Những bình luận “khiếm nhã” nhộn nhịp, tràn lan trên không gian mạng internet.

Nơi tôi đang sống chưa có ca lây nhiễm ngoài cộng đồng, chỉ một số ca dương tính trong các khu cách ly tập trung, chưa giãn cách xã hội, cuộc sống sinh hoạt vẫn như lúc chưa có dịch bệnh. Nhưng sự cảnh giác quá mức đến sợ hãi dẫn đến hoang mang rồi kỳ thị người liên quan tới ca COVID-19 là có.

Cậu bạn đồng nghiệp tôi có bố mẹ sống ở ngoại ô. Chúng tôi công tác trong thành phố, cuối tuần anh đều cùng vợ và hai con nhỏ về quê nội cách đó chừng 15km. Tuy nhiên, mỗi lần về hầu như chẳng gặp được ai để chào hỏi, cũng không dám sang nhà hàng xóm như mọi khi. Bởi chỉ cần thấy thành viên trong gia đình anh từ phía xa là hàng xóm đã quay hướng khác mà đi. Anh cảm giác như bị xa lánh, kỳ thị?. Không những anh, mà bố mẹ, rồi anh trai... những người trong gia đình khi đi ra ngoài cũng bị hàng xóm “dèm pha” với lý do tiếp xúc gần với người vùng khác về.

Khu phố tôi ở, có nhà anh hàng xóm được cán bộ y tế và phường tới dán một chiếc biển nhỏ màu đỏ treo trên cánh cửa cổng với nội dung đối tượng thuộc diện tiếp xúc gần với F1 và thuộc diện cách ly. Từ đó, ngôi nhà cửa đóng then cài. Bởi lẽ trong gia đình 3 người có chồng làm nghề chạy bàn cho một quán phở có địa chỉ nằm trên trục quốc lộ, ngày hôm trước có khách là F0 ghé qua ăn trưa, thế là nhân viên của quán phở đương nhiên trở thành F1. Đoạn đường qua ngõ nhà anh từ ngày treo cái “biển đỏ” đã vắng hẵn người qua lại, không có một hàng xóm nào bén mảng nữa. Mỗi khi chị vợ mở hé cánh cửa với đồ bảo hộ kín mình ra ngoài mua vài món đồ thiết yếu, thì hàng xóm xì xào, nhòm ngó.

Thiết nghĩ, bất kẻ ai cũng có thể sẽ là F0, F1, không ai có lỗi trong chuyện này, trừ khi là cố tình phát tán dịch bệnh ra cộng đồng. Với những hành vi như vậy thì sẽ bị cơ quan chức năng xử lý. Cẩn thận bảo vệ bản thân và gia đình là tốt, những không nên biến thành nỗi sợ hãi tới mức hoang mang rồi kỳ thị đối với những người có liên quan tới ca COVID-19.

Chính sự kỳ thị cũng góp phần không nhỏ làm cho công tác xác định nguồn lây, lấy mẫu dịch tễ của cơ quan chức năng khó khăn hơn. Bởi các ca có liên quan với COVID-19 đều sợ bị kỳ thị, dẫn đến chốn tránh test nhanh, lấy mẫu dịch tễ, thậm chí khai báo y tế không trung thực.

Vậy sự kỳ thị này có lẽ mới là một căn bệnh cần phải chữa trị nhanh và ngay, và cách chữa trị duy nhất đó là thay đổi tư duy, nhận thức của cộng đồng.

Mà muốn thay đổi được nhận thức của cộng đồng về vấn đề này thì cần tích cực tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ, định hướng trúng, đúng hướng, có hiệu quả hơn nữa để người dân hiễu rõ về COVID-19.

Ngọc Hiếu


Ngọc Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]