(vhds.baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi có gần 53% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, những năm qua huyện Thạch Thành luôn xác định thực hiện các giải pháp về công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từng năm, đời sống, vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thạch Thành thực hiện các giải pháp đồng bộ về giảm nghèo bền vững

Là huyện miền núi có gần 53% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, những năm qua huyện Thạch Thành luôn xác định thực hiện các giải pháp về công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từng năm, đời sống, vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Thạch Thành thực hiện các giải pháp đồng bộ về giảm nghèo bền vữngMô hình chăn nuôi dê dưới tán rừng của gia đình anh Trương Văn Long xã Thành Minh cho hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh, huyện Thạch Thành đã quyết định thành lập ban chỉ đạo các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và phân công các thành viên phụ trách, theo dõi và hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch thực hiện. Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của chương trình nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã, góp phần huy động mọi nguồn lực chung tay thực hiện.

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ công tác thông tin, tuyên truyền cho cán bộ thông tin - truyền thông ở cấp xã và cộng tác viên thông tin, tuyên truyền ở các thôn, khu phố, trong năm 2023 huyện Thạch Thành đã mở 2 lớp tập huấn, với 5 chuyên đề về công tác “Giảm nghèo về thông tin”, cho 672 lượt người tham gia. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong toàn đảng bộ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa của công tác giảm nghèo trong tình hình mới. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc làm và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng các mô hình sản xuất nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo cho các hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời chú trọng nêu gương, biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để mọi người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nâng cao tính chủ động, tinh thần tự lực và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội trong công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi, để đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Thông qua nguồn vốn ưu đãi này, đã giúp hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Các địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó tập trung thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS; chính sách đối với người có uy tín; chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; vay vốn sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm...; lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình XDNTM và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng tăng năng suất, giá trị, hiệu quả; phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng liên doanh, liên kết, đảm bảo vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) cho người dân được quan tâm. Hằng năm, huyện đã phối hợp với các phòng, ban liên quan, Trường trung cấp nghề Thạch Thành, các trung tâm giáo dục cộng đồng các xã, thị trấn mở hàng trăm lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt người dân tham gia, góp phần nâng cao năng lực, kiến thức KHKT, hiểu biết pháp luật và nâng cao dân trí cho cán bộ cơ sở và người dân. Việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước đã góp phần tạo nên chuyển biến mới trên tất cả các mặt đời sống xã hội. Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và công trình phúc lợi của Nhân dân ngày càng hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 7,05%; năm 2023 giảm xuống còn 4,38%, đạt 109,3% so với kế hoạch.

Để thực hiện thành công Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, năm 2024 huyện Thạch Thành tiếp tục thực hiện Nghị quyết của số 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và Nghị quyết số 155 HĐND huyện huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý trí tự lực, tự cường để vươn lên thoát nghèo; tiếp tục mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, các mô hình sản xuất cho người dân... Phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 2,08%

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]