(vhds.baothanhhoa.vn) - Đặc thù là huyện vùng cao, trình độ nhận thức của bà con dân tộc ở Mường Lát còn nhiều hạn chế, đời sống khó khăn, chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao; lại thêm điều kiện sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Mở ra cơ hội thoát nghèo từ cây quế ở Mường Lát

Đặc thù là huyện vùng cao, trình độ nhận thức của bà con dân tộc ở Mường Lát còn nhiều hạn chế, đời sống khó khăn, chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao; lại thêm điều kiện sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Mở ra cơ hội thoát nghèo từ cây quế ở Mường LátChị Phàng Thị Lia, bản Khằm 1, xã Trung Lý chăm sóc cây quế của gia đình.

Để giúp bà con ổn định kinh tế hướng đến thoát nghèo nhanh, bền vững, huyện Mường Lát đã tranh thủ nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc tập trung phát triển kinh tế, gắn sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của người dân. Cùng với lúa nếp Cay Nọi, sắn, đào, cây quế cũng đang được huyện đặc biệt quan tâm nhờ giá trị về kinh tế, phù hợp trồng ở điều kiện địa hình đồi, dốc đi đôi với bảo vệ rừng.

Trung Lý là xã biên giới nghèo của huyện, người dân chủ yếu là đồng bào Mông, trình độ nhận thức thấp, không đồng đều, tập quán canh tác manh mún, lạc hậu, một bộ phận Nhân dân còn mang nặng tính trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, cuộc sống vì vậy còn gặp nhiều khó khăn. Để giúp bà con ổn định kinh tế, thoát nghèo, những năm qua, chính quyền địa phương đã phát huy thế mạnh vào đồi rừng, tập trung tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay thế một số cây trồng kém hiệu quả, tập trung các loại cây mang hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây quế.

Mở ra cơ hội thoát nghèo từ cây quế ở Mường LátNgười dân bản Ón, xã Tam Chung đã thay đổi tư duy, trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây quế.

Trước đây, chị Phàng Thị Lia (dân tộc Mông, bản Khằm 1, xã Trung Lý) chủ yếu trồng lúa, sắn. Sau thời gian tìm hiểu nhận thấy quế là cây trồng có giá trị kinh tế cao, năm 2022 chị sang tỉnh Yên Bái mua gần 3.000 cây quế về trồng. Gia đình được cán bộ xã tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể từ khâu chọn giống, xử lý thực bì, làm đất, cuốc hố, bón lót đến kỹ thuật trồng, chăm sóc.

“Quế là cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa, nhận thấy tiềm năng đó, từ năm 2021 một số hộ dân tự bỏ vốn sang tỉnh Sơn La mua giống về trồng. Đến nay, tổng diện tích quế của xã trên 26 ha, tập trung nhiều tại các bản Khằm 1, Khằm 2, Ma Hác, Pa Búa. Tuy nhiên, việc phát triển cây quế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Để phát huy hiệu quả của loại cây trồng này, địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động người dân trồng quế theo đúng quy trình kỹ thuật, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó hỗ trợ nguồn vốn vay, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế cho bà con, đảm bảo tỷ lệ cây sống cao”, Chủ tịch UBND xã Trung Lý Ngân Văn Lon, cho biết.

Theo lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát, trồng quế chỉ vất vả trong 3 năm đầu chăm sóc, phát cỏ, còn các năm sau chỉ tỉa cành, tỉa lá, bóc vỏ là có tiền.

Mở ra cơ hội thoát nghèo từ cây quế ở Mường LátBản Ón - một trong những bản có diện tích trồng quế nhiều nhất xã Tam Chung (Mường Lát).

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát cho biết: Nhận thấy hiệu quả từ việc trồng quế ở các tỉnh phía Bắc (Yên Bái, Lào Cai) năm 2018 một số hộ dân tại 3 xã Trung Lý, Mường Lý, Tam Chung tự bỏ vốn của gia đình mua giống để trồng thử nghiệm. Đến nay, toàn huyện có trên 80 ha quế được trồng trên đất nương rẫy của người dân. Rút kinh nghiệm từ các loại cây trồng được triển khai trước đây, thời gian qua huyện đã tích cực vào cuộc, nhằm thúc đẩy cây quế phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời, hỗ trợ các hộ dân trong quá trình trồng, chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm theo hướng liên kết chuỗi giá trị, chú trọng xây dựng thương hiệu riêng gắn với chế biến tại chỗ trong tương lai.

Bài và ảnh: Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]