(vhds.baothanhhoa.vn) - Bão Noru đang tiến vào Biển Đông (và sẽ trở thành cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông tính từ đầu năm 2022 đến nay), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17. Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

Thương về miền Trung

Bão Noru đang tiến vào Biển Đông (và sẽ trở thành cơn bão số 4 hoạt động trên Biển Đông tính từ đầu năm 2022 đến nay), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17. Để chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất.

Thương về miền Trung

Vị trí và hướng di chuyển của bão.

Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (màu đỏ) với TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi và cấp 3 với các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum. Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 260.000 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ và trên 3.000 phương tiện các loại ứng phó bão, các đơn vị công an nằm trên tuyến bão đổ bộ đã sẵn sàng 100% quân số. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi đã huy động 43.000 cán bộ, chiến sĩ trực 24/24h cho đến kết thúc bão, đồng thời sẵn sàng hơn 20.000 phương tiện phòng chống bão, hơn 1.100 điểm xung yếu về giao thông đã được bố trí hơn 4.000 cảnh sát giao thông...

Đến lúc này dường như tất cả các lực lượng đều dồn sức chuẩn bị việc chống bão. Nhiều địa phương chuẩn bị phương án sơ tán dân; 5 sân bay ở miền Trung tạm dừng hoạt động để đảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại. Các đơn vị quản lý hệ thống di sản ở Hội An và Quần thể Di tích Cố đô Huế đã khẩn trương triển khai công tác chống đỡ, giằng néo, bảo vệ các công trình di tích. Gần 2 triệu học sinh nghỉ học tránh bão...

Hiếm có cơn bão nào mà quỹ đạo gần như theo một đường thẳng, sức tàn phá sẽ cực kỳ khủng khiếp. Đọc thông tin bão về, nỗi nơm nớp lo sợ lại chực chờ với những người con miền Trung.

Bạn tôi kể lại, ngày còn đi học, năm nào ngoài thời gian nghỉ hè nhà trường còn cho nghỉ mùa (1 tuần để học sinh ở nhà giúp gia đình mùa màng, thường là mùa lúa chín), và nghỉ bão (ít nhất 2 tuần) vì từ nhà đến trường đều ngập sâu. Rồi khi đi học trở lại việc đầu tiên là dọn dẹp lại “chiến trường” khi bão đi qua. Nỗi ám ảnh ấy chẳng bao giờ quên được. Vì thế những năm tháng xa nhà, mỗi mùa lũ, chỉ mong những cuộc điện thoại về quê vẫn nghe tiếng ông bà, tiếng bố mẹ trả lời.

Người ta vẫn nói, người miền Trung luôn mạnh mẽ, cũng bởi nắng thì lắm, mưa thì nhiều nhưng rồi người dân nơi này vẫn rổn rảng nói cười, không gì có thể khuất phục được họ.

Cái mạnh mẽ ấy đôi khi cũng là sự gồng mình gánh chịu. Người ta có thể lựa chọn nơi để phát triển, để sung sướng chứ chẳng ai lựa chọn được bố mẹ, và quê hương nơi mình sinh ra. Mỗi năm cả chục cơn bão ập đến, và người quê tôi lại giằng níu từng mái nhà, che chắn từng vật dụng, kê cao những tập sách vở. Họ coi việc chống bão như tính cách ngang tàng của người quê mình.

Tuy nhiên, sức người nào chống lại sức tàn phá của thiên nhiên, thuyền bè nào chạy nhanh như gió bão. Lúc này, có lẽ chẳng riêng những người miền Trung, cả nước đang theo dõi mọi thông tin cơn lũ. Chỉ mong, bão sẽ nhẹ nhàng qua đi, cho những ngôi nhà không ngập chìm trong nước, những ngôi trường không bị hư hỏng, những con người vốn đã vất vả mưu sinh không bị bão lũ cuốn trôi đi những vật dụng ít ỏi trong căn nhà xiêu vẹo.

BẢO ANH


BẢO ANH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]