(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, trong năm 2022, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Thường Xuân diễn biến phức tạp, bất thường, toàn huyện chịu ảnh hưởng của 12 đợt thiên tai. Đặc biệt những tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện chịu 3 đợt mưa đá kèm dông lốc xảy ra tại các xã Xuân Chinh, Yên Nhân, Bát Mọt, hậu quả làm hơn 70 ngôi nhà bị tốc mái.

Thường Xuân tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ

Theo thống kê, trong năm 2022, tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Thường Xuân diễn biến phức tạp, bất thường, toàn huyện chịu ảnh hưởng của 12 đợt thiên tai. Đặc biệt những tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện chịu 3 đợt mưa đá kèm dông lốc xảy ra tại các xã Xuân Chinh, Yên Nhân, Bát Mọt, hậu quả làm hơn 70 ngôi nhà bị tốc mái.

Thường Xuân tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn mùa mưa lũ

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thường Xuân kiểm tra an toàn hồ Sậy, xã Ngọc Phụng trước mùa mưa lũ 2023.

Để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai năm 2023, huyện Thường Xuân đã kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện, với 16 đội xung kích ở 16 xã, thị trấn, 1.193 thành viên.

Xây dựng phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”, dự kiến huy động 3.837 người. Chuẩn bị phương tiện, vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão bổ sung năm 2023, như: đất, đá hộc, đá dăm, cát, cọc tre, bao tải, xe ô tô, thuyền, ca nô, phao cứu sinh…; chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm; bố trí thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn tại chỗ, vật tư và kinh phí dự phòng đến cấp cơ sở.

Cùng với đó, huyện đã tổ chức rà soát các hộ dân sinh sống ở vùng trũng thấp có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất. Theo kết quả rà soát, toàn huyện hiện có 790 hộ, với 3.471 nhân khẩu nếu có mưa lớn cần được sơ tán; 261 hộ, với 1.086 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ lũ quét, 904 hộ, 4.000 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ bị sạt lở đất đá.

Đồng thời, kiểm tra, đánh giá chất lượng từng công trình hồ đập để có kế hoạch tu bổ, nâng cấp.

Tổ chức diễn tập các phương án phòng chống thiên tai trên cơ sở quán triệt phương châm “4 tại chỗ” và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân, nhất là người dân ở các xã vùng cao, vùng ven sông suối về diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, những kiến thức cơ bản về phòng ngừa, ứng phó các dạng thiên tai theo từng đối tượng, từng cấp độ rủi ro cụ thể để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống khi có tình huống xấu xảy ra.

Rà soát, cập nhật, xác định những khu vực trọng điểm, có nguy cơ khi xảy ra thiên tai trên địa bàn để chủ động di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm...

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]