(vhds.baothanhhoa.vn) - Bạn tôi ly hôn được 6 tháng, hôm nay hỏi tôi về “tiền nuôi con” và kể hiện tại tháng nào cũng phải đòi tiền nuôi con từ chồng cũ. Cũng hỏi tôi nên xử lý theo cách nào? Tôi hỏi 1-2 triệu tiền nuôi dưỡng đấy bạn có lo được không. Bạn bảo thừa sức lo, nhưng vì vẫn “cay chồng cũ nên đòi”.

Tiền nuôi con, không phải là một món nợ

Bạn tôi ly hôn được 6 tháng, hôm nay hỏi tôi về “tiền nuôi con” và kể hiện tại tháng nào cũng phải đòi tiền nuôi con từ chồng cũ. Cũng hỏi tôi nên xử lý theo cách nào? Tôi hỏi 1-2 triệu tiền nuôi dưỡng đấy bạn có lo được không. Bạn bảo thừa sức lo, nhưng vì vẫn “cay chồng cũ nên đòi”.

Tiền nuôi con, không phải là một món nợ

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Thực sự, trong suy nghĩ của mình, tôi thấy rằng, tiếng gọi bố rất thiêng liêng và không thể định giá vài triệu mỗi tháng. Nếu một người bố không thể ở cạnh, không thể nói lời yêu thương, không quan tâm tới cách con lớn lên từng ngày, thì người đó không xứng đáng để làm bố ai cả. Càng không nên để con mình vì vài đồng nuôi dưỡng mà phải gọi một người không quan tâm tới nó là bố. Hơn nữa, tôi thực sự cảm thấy, nếu có thể lo được cho con thì cũng không cần mất công mất sức, mỗi tháng nhắn hoặc gọi cho người mình không thích để đòi tiền. Tiền nuôi con, không phải là một món nợ.

Nuôi một đứa trẻ, để con đầy đủ mà lớn lên, thực sự rất tốn kém. Nên bất kỳ ông bố nào mà nghĩ, 1 tháng cho con 1-2 triệu đồng mà nuôi con lớn được thì cũng biết là người ta hạn hẹp như thế nào trong suy nghĩ. Vậy nên, nếu không có tinh thần, trách nhiệm thì cũng nên thôi, để người ta đường đường chính chính rút hẳn ra khỏi cuộc đời mình và con mình. Cuộc sống này, vốn dĩ nếu đã là tình yêu thương thì không tính được bằng tiền, nhưng nếu đã tính bằng tiền mà còn cân đo đong đếm với cả con cái mình thì cũng là thứ quẳng đi.

Nhưng dù có không vì tài chính thì để công lý được thực thi, chị em khi ly hôn cũng đừng vì tự ái cá nhân trước những câu “khích tướng” của chồng cũ như: “Cô đòi nuôi con sao còn đòi tôi cấp dưỡng? Có giỏi thì tự nuôi đi, đừng đòi tiền tôi. Không nuôi được thì để đó tôi nuôi!” mà từ chối đòi tiền cấp dưỡng của chồng. Bởi, người chịu thiệt thòi chính là những đứa con, và việc cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ, là chuyện mà người trưởng thành phải chịu trách nhiệm với con, với xã hội.

Thay vì nhắn tin, gọi điện đòi tiền cấp dưỡng của chồng như đòi một món nợ, người vợ cần thông báo sự việc, giúp tòa nắm được các nguồn thu nhập và tài sản của chồng cũng như các hướng để xác minh thu nhập. Đó sẽ là cơ sở để tòa dễ dàng đưa ra phán quyết về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đối với người cha. Về những vướng mắc trong khâu thi hành án khi gặp phải những chiêu đối phó việc từ chối, chậm trễ tiền nuôi con để các cơ quan pháp luật xác minh triệt để về điều kiện thi hành án của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đối với trường hợp có điều kiện nhưng không thực hiện nghĩa vụ sẽ bị cưỡng chế thi hành án như khấu trừ vào thu nhập, tịch thu tài sản… Trường hợp tìm cách “lách” việc thi hành án bằng cách che giấu thu nhập thực tế, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tăng Thúy


Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]