(vhds.baothanhhoa.vn) - Đằng sau những lo âu của phụ huynh là những sự thay đổi từng ngày của các em nhỏ. Để có cái nhìn khách quan hơn về việc tham gia trại hè, PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Xuân Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động và Bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu niên tỉnh; cô giáo Nguyễn Thị Huế ở Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Tâm Việt và chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền, một phụ huynh có con tham gia trại hè.

Trại hè - xu hướng giáo dục mới: Đi để trưởng thành

Đằng sau những lo âu của phụ huynh là những sự thay đổi từng ngày của các em nhỏ. Để có cái nhìn khách quan hơn về việc tham gia trại hè, PV Báo Thanh Hóa Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với anh Nguyễn Xuân Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động và Bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu niên tỉnh; cô giáo Nguyễn Thị Huế ở Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Tâm Việt và chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền, một phụ huynh có con tham gia trại hè.

Trại hè - xu hướng giáo dục mới: Đi để trưởng thành

Anh Nguyễn Xuân Thành: Năm 2023 sẽ có thêm nhiều lớp trại hè kỹ năng

Trại hè - xu hướng giáo dục mới: Đi để trưởng thành

PV: Xin anh cho biết, sau gần 10 năm tổ chức trại hè, thành công lớn nhất mà Trung tâm Hoạt động và Bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu niên đạt được là gì?

Sau gần 10 năm tổ chức trại hè, trung tâm đã tổ chức được cho hàng ngàn em thiếu nhi có cơ hội trải nghiệm các kỹ năng sống, hình thành những thói quen tích cực, rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương gia đình, kính trọng thầy cô và bè bạn. Trung tâm luôn cùng ăn, cùng ở, cùng học tập, cùng hoạt động, hỗ trợ các em. Mục tiêu cao nhất của chương trình là trang bị cho các em về nền nếp, đặc biệt là thay đổi thói quen hành vi. Được các em tham gia tích cực, được cha mẹ phụ huynh hưởng ứng nhiệt thành, được các cấp, các ngành ghi nhận đánh giá cao, đó là niềm vui của trung tâm.

PV: Nhu cầu tham gia trại hè là lớn, theo thông tin ban đầu là trung tâm sẽ tổ chức 2 đợt. Tuy nhiên, sau khi tổ chức đợt 1 thì trung tâm đã ngừng tuyển sinh, điều này khiến không ít người thắc mắc. Phải chăng, công tác truyền thông về các chương trình trại hè hàng năm của trung tâm chưa có độ phủ rộng? Là thành viên ban lãnh đạo trung tâm, anh thấy điều này có đúng không?

Nhu cầu của các em được tham gia trại hè kỹ năng là rất lớn. Và với trách nhiệm ban tổ chức, chúng tôi tự nhận là có hạn chế trong cách tuyên truyền. Tuy vậy, trong một lớp thì chúng tôi có giới hạn về số thành viên để đảm bảo chất lượng hoạt động và chế độ chăm sóc. Thêm một lý do nữa là trong dịp hè trung tâm đã và đang tổ chức huấn luyện 1.000 em học sinh là ban chỉ huy và nguồn ban chỉ huy Đội trên địa bàn toàn tỉnh, được chia thành 5 khóa, mỗi khóa 200 em, các em được học lý luận, nghiệp vụ và kỹ năng công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Vì vậy, trong dịp hè 2022, quỹ thời gian để tổ chức lớp trại hè kỹ năng thứ 2 là rất hạn hữu. Trung tâm Hoạt động và Bồi dưỡng cán bộ thanh thiếu niên tỉnh đã có kế hoạch về nội dung chương trình, cân đối sắp xếp thời gian để năm 2023 tổ chức nhiều hơn các lớp trại hè kỹ năng cho các em.

Cô Nguyễn Thị Huế: Trại hè giúp con chạm được vào một số vấn đề

Trại hè - xu hướng giáo dục mới: Đi để trưởng thành

PV: Tham gia trại hè là lựa chọn của nhiều phụ huynh trong vài năm gần đây. Với 7 năm kinh nghiệm trong việc theo dõi các trại hè do Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Tâm Việt tổ chức, nếu để nói về vai trò của trại hè với trẻ nhỏ, chị mong muốn chia sẻ điều gì?

Trại hè thực sự là một kỷ niệm đáng nhớ và khắc sâu đối với các bạn nhỏ. Vì đây là hoạt động trải nghiệm khác biệt, có thể tác động vào tâm hồn trẻ, khiến trẻ thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn có một số quan điểm chưa đúng lắm về trại hè. Nhiều người nghĩ đi trại hè xong là sẽ giải quyết hết mọi vấn đề của trẻ. Thực sự, các thầy cô chỉ giúp các con nhận thức được vấn đề, chạm vào vấn đề. Không ít bạn đã ấm ức nói với chúng tôi: “Bố mẹ con chỉ thích việc thôi, không quan tâm đến con”. Nhưng khi đến trại hè, có những buổi đi thăm và tặng quà các bạn mồ côi. Có thể chỉ một gói bim bim thôi, cũng khiến các bạn mồ côi thấy rất quý rồi. Và chính những hành động ấy khiến các bạn nhỏ tham gia trại hè nhận thấy mình thực sự may mắn, và chia sẻ được phần nào với bố mẹ. Tôi nghĩ việc chạm vào tính thiện, sự bao dung, lòng biết ơn sẽ là cơ hội để chúng ta nắm bắt tâm sinh lý con mình. Để sau những ngày tham gia trại hè, trở về với gia đình thì nhiệm vụ của bố mẹ vẫn là tác động và chia sẻ nhiều hơn với con. Nếu chỉ với 5 ngày mà kỳ vọng con thay đổi được thì không có, nhưng tôi khẳng định 5 ngày là có thể đủ để các con nhận những bài học sâu sắc.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền (phường Đông Hải, TP Thanh Hóa): Con tôi đã trưởng thành hơn

Trại hè - xu hướng giáo dục mới: Đi để trưởng thành

PV: Quyết định cho con tham gia trại hè có khó khăn với gia đình chị không?

Thực ra có nhiều áp lực lắm, từ mẹ đẻ cho đến chồng tôi đều khuyên chưa nên cho con đi. “Từ trước đến nay nó đã bao giờ xa nhà mà không có người thân bên cạnh”. Nhưng tôi nghĩ, con trai mình, bé Hiển Long đã lên lớp 5, dù không có người thân bên cạnh, nhưng con đã quen với hầu hết các cô giáo ở trung tâm. Trước đó con đã tham gia một vài khóa học kỹ năng sống. Đây là khoảng thời gian phù hợp cho con ra ngoài để có những trải nghiệm xa gia đình, để con biết rằng không có bố mẹ, anh em, ông bà thì mình cần làm những gì. Không phải là chuyến du lịch.

PV: Sau khóa trại hè 5 ngày, chị có nhìn thấy sự thay đổi của con không?

Bạn ấy đã trưởng thành. Trước đây, khi đi làm tôi giao nhiệm vụ cho con ở nhà phơi quần áo, cắm cơm... nhưng con đều miễn cưỡng, thậm chí hậm hực. Nhưng giờ đây bạn ấy thực hiện nhiệm vụ với tâm lý vui vẻ. Tối đến tự giác đi đánh răng, rửa mặt; sáng ngủ dậy không cần bố mẹ gọi như hò đò; quan tâm đến em trai hơn rất nhiều; biết chia sẻ cảm xúc với bố mẹ...

PV: Hè 2023, nếu con tiếp tục xin đi trại hè, chị có đồng ý không?

Tôi nghĩ các bố mẹ nên đăng ký cho con tham gia các chương trình trải nghiệm như thế này, vì nó thiết thực và bổ ích. Quá bao bọc con là làm khổ chính mình và khổ con sau này. Kể cả có cho con đi du lịch thì sự trải nghiệm với con cũng rất ít mà. Đến trại hè, các con phải đối diện với những tình huống cụ thể: Nếu lạc vào trong rừng bằng cách nào để thoát ra? Phải làm thế nào để tạo ra lửa; Cách phòng tránh đuối nước thế nào?; đến việc tự nướng khoai, nấu mì tôm...; và sẽ có rất nhiều xung đột buộc các con phải giải quyết... Thả con ra một môi trường khác trong một khoảng thời gian ngắn để con học cách sinh tồn, tự lập là cách giúp con dần trưởng thành hơn.

Bảo Anh (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]