(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng 14-6, cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã (14-6-1972 - 14-6-2022).

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã

Sáng 14-6, cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã (14-6-1972 - 14-6-2022).

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã

Năm 1965, khi quyết định mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, Mỹ đã coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công lý tưởng nhằm cắt đứt tuyến đường giao thông huyết mạch chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Chỉ trong 2 ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 4 năm 1965, Mỹ đã huy động 454 lượt máy bay ném bom rải thảm xuống mảnh đất bé nhỏ này. Và cũng trong cuộc chiến đó, quân và dân Hàm Rồng đã làm nên chiến công lịch sử khi bắn hạ 47 chiếc máy bay gầm rú trên bầu trời bằng lưới lửa phòng không đanh thép. Cuộc chiến bảo vệ cầu Hàm Rồng kéo dài đến năm 1972, quân và dân Thanh Hóa đã tiêu diệt 117 máy bay địch.

Năm 1972, trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Mỹ vẫn điên cuồng trút xuống cầu Hàm Rồng và khu vực xung quanh hàng trăm nghìn tấn bom đạn. Mùa mưa năm 1972, nước sông Mã dâng cao, trong khi trước đó mấy tháng, Mỹ đã bắn phá cầu Hàm Rồng, làm đê sông Mã bị tàn phá nghiêm trọng. Nguy cơ gây vỡ đê, ngập lụt khắp Thanh Hóa và vùng phụ cận rất lớn. Để bảo đảm tuyến giao thông huyết mạch phục vụ chiến trường miền Nam và phòng, chống lũ lụt, ngay trong thời điểm máy bay Mỹ đánh phá dữ dội, chính quyền tỉnh Thanh Hóa huy động lực lượng khẩn cấp bồi đắp đoạn đê sông Mã xung yếu từ Nam Ngạn đến Hàm Rồng.

Lực lượng tham gia đắp đê sông Mã có hơn 2.000 người, trong đó riêng huyện Đông Sơn khoảng 1.000 người, còn lại là giáo viên, sinh viên, học sinh của các trường ở thị xã Thanh Hóa như trường y sĩ (nay là Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa ), trường sư phạm 7+3 Thanh Hóa, giáo viên các cấp ở thị xã lúc bấy giờ và dân công của một số huyện lân cận.

Khoảng 8 giờ ngày 14-6-1972, máy bay Mỹ dồn dập từ cửa biển lao thẳng về phía cầu Hàm Rồng, dội bom xuống gần 2.000 giáo viên, học sinh trường Y sỹ, trường Sư phạm 7+3 thị xã Thanh Hóa và dân công các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa đang đắp đê cách chân cầu Hàm Rồng chừng 1km. 64 thầy giáo, cô giáo, các anh, các chị học sinh của trường Y sỹ và trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa đã hy sinh anh dũng. Trong đó có 32 học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, tiền thân là Trường Trung cấp Y sĩ Thanh Hóa.

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, lãnh đạo nhà trường cùng các thầy cô giáo, các em sinh viên đã thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân những người con của quê hương, đất nước đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Sự hy sinh của 32 học sinh, sinh viên ngày 14 -6 -1972 là những tấm gương sáng để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh sinh viên nhà trường noi theo, viết tiếp trang sử hào hùng, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Thảo Nguyên


Thảo Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]