(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã có 196 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 44 sản phẩm 4 sao, 151 sản phẩm 3 sao. Cùng với các tổ chức kinh tế khác, HTX có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Vai trò của HTX trong Chương trình OCOP

Sau 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP), tỉnh Thanh Hóa đã có 196 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 5 sao, 44 sản phẩm 4 sao, 151 sản phẩm 3 sao. Cùng với các tổ chức kinh tế khác, HTX có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Vai trò của HTX trong Chương trình OCOPCác sản phẩm OCOP của các HTX được trưng bày, giới thiệu và bán tại siêu thị Co.opmart.

Kết quả bước đầu

Tính đến hết quý I năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 1.228 HTX, trong đó có 739 HTX nông nghiệp; trong 196 sản phẩm OCOP của tỉnh có 58 sản phẩm (chiếm 29,6% tổng số sản phẩm OCOP) của 44 HTX (chiếm 39,3% trong tổng số các chủ thể OCOP, và chiếm 5,95% trong tổng số HTX nông nghiệp) được đánh giá đạt từ 3 sao trở lên. Đặc biệt, chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Kể từ khi bắt đầu triển khai Chương trình OCOP đã có 21 chủ thể OCOP là các HTX được thành lập mới (chiếm 47,7% trong tổng số các chủ thể OCOP là HTX) với 23 sản phẩm OCOP. Nhiều HTX đã tham gia các trang thương mại điện tử để xúc tiến thương mại; sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để thông tin, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nên doanh thu các năm đều tăng trưởng trên 10%. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các HTX đã, đang được phân phối tại các siêu thị, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Một số HTX đã tham gia vào liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng được thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường, nhất là các sản phẩm chủ lực của địa phương. Tiêu biểu như: HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công (cam đường canh, cam xã Đoài, bưởi da xanh, bưởi Diễn), HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (chè, mật ong, trà xanh túi lọc...), HTX dịch vụ sản xuất Miến gạo Thăng Long (miến gạo), HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (các sản phẩm từ cói), HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Lập (bánh răng bừa), HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (mắm cáy)...

Chính việc tập trung khuyến khích tăng số lượng, quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX đã từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Qua đó đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa, góp phần đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Vai trò của HTX trong xây dựng sản phẩm OCOP

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên số lượng HTX trên địa bàn tỉnh tuy tăng về số lượng nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Số lượng sản phẩm OCOP ở các HTX còn hạn chế (chiếm 29,6% số sản phẩm OCOP của tỉnh và chỉ có 5,95% HTX nông nghiệp trong tỉnh có sản phẩm OCOP). Bên cạnh đó, trình độ quản lý điều hành của một số HTX còn thiếu và yếu, dẫn đến khó cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp; chậm tiếp cận phương án kinh doanh thông qua thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số, kinh doanh online trên các nền tảng mạng xã hội...

Để phát huy vai trò của HTX trong xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong thời gian tới, các HTX cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành; phát triển các mô hình HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp gắn liền với các sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng, các sản phẩm chủ lực của tỉnh và sản phẩm OCOP.

Các HTX cần định vị thương hiệu sản phẩm OCOP, phân khúc khách hàng, thị trường mục tiêu để có chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Cần quan tâm nhiều tới việc hoàn thiện và sử dụng hệ thống nhận diện đồng bộ và chuyên nghiệp; thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm. Sử dụng hiệu quả hệ thống logo nhận diện OCOP cho sản phẩm. Các HTX cần quan tâm áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP gắn với khai thác giá trị tài nguyên bản địa (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, văn hóa,...). Phát triển sản xuất sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn mới, đáp ứng yêu cầu thị trường (VietGAP, hữu cơ, sinh thái, HACCP, GMP, ISO,...); phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái đa giá trị, phát triển mới các sản phẩm xung quanh hệ sinh thái lõi là sản phẩm OCOP. Đối với các sản phẩm đạt 3-4 sao, rà soát các tiêu chí còn thiếu để có kế hoạch hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia đánh giá nâng hạng sao.

Phan Xuân Hùng

(Văn phòng Điều phối NTM tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]