(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay là thời điểm những học sinh cuối cấp đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và vào đại học. Phụ huynh và giáo viên chờ đợi thành tích tốt, nhưng đừng đặt lên lưng các em một áp lực theo kiểu buộc phải “hóa rồng”.

Áp lực không giúp trẻ “hóa rồng”

Hiện nay là thời điểm những học sinh cuối cấp đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và vào đại học. Phụ huynh và giáo viên chờ đợi thành tích tốt, nhưng đừng đặt lên lưng các em một áp lực theo kiểu buộc phải “hóa rồng”.

Áp lực không giúp trẻ “hóa rồng”

Áp lực học tập khiến con luôn trong tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, không có tinh thần. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Chỉ trong ít ngày qua chúng ta đã phải nghe những thông tin không vui khi có những đứa trẻ tìm đến việc tự sát để giải thoát khỏi áp lực trong việc học hành. Có những em may mắn được phát hiện kịp thời, nhưng có em đã ra đi vĩnh viễn.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, nền giáo dục nước ta đã nhiều năm loay hoay với căn bệnh thành tích. Chỉ tiêu học sinh giỏi không chỉ là gánh nặng với giáo viên, còn đè lên vai học sinh. Đáng nói là có nhiều phụ huynh cũng xem danh hiệu như một mục tiêu cao nhất phải hướng tới với suy nghĩ có danh hiệu con em mình sẽ có tương lai tốt.

Đành rằng cuộc sống cần có áp lực và mục tiêu phấn đấu để rèn luyện bản thân. Nhưng áp lực phải trong chừng mực, khả năng thực hiện của từng người, chứ không phải áp lực theo kiểu con người ta làm được, con mình tại sao lại không.

Để “hóa rồng” như nhiều người thường nói, đó là có giải thưởng, đỗ đạt cao trong các kỳ thi phải cố gắng bằng nhiều cách. Từ nỗ lực học tập của học sinh đến sự đồng hành của phụ huynh thông qua việc quan tâm, động viên con cái, chứ không nên chỉ biết chất áp lực lên vai chúng phải thế này, phải thế kia, và thường đem so sánh với con nhà người khác, mà không có biện pháp hỗ trợ, sự quan tâm, động viên về tâm lý. Ở lứa tuổi học sinh tâm lý đang trong quá trình hoàn thiện và dễ bị kích động. Chúng thường suy nghĩ tiêu cực và tìm đến những cái đích cực đoan khi bị bủa vây trong áp lực.

Bây giờ có rất nhiều trường học, nhiều hình thức giáo dục, đào tạo để các em có thể lựa chọn. Điều quan trọng là ý thức nhập cuộc, kỹ năng tiếp cận của học sinh như thế nào, chứ không phải cứ nhất nhất hướng học sinh vào trường tốt, ngành nghề tốt mới là đảm bảo tương lai tốt. Người lớn phải tìm hiểu để định hướng cho chúng.

Mà cũng chưa hẳn đứa trẻ có thành tích tốt, được đặt vào môi trường đào tào tốt đã có tương lai tốt sau này. Đành rằng một hành trang cho tương lai phải bắt đầu được tích lũy ngay từ vạch xuất phát. Nhưng nếu như không có một nền tảng tốt thì học sinh vẫn có thể bổ sung sau này. Học tập là một quá trình rèn luyện, phấn đấu của bản thân chứ không hẳn chỉ là sự nhồi nhét nhất thời và nhồi nhét kiến thức thẻo kiểu cơ học, quy nạp. Ngay cả những người không được đào tạo ở môi trường tốt vẫn thành công, vì họ có ý thức tự đề cao tinh thần tự học.

Khát vọng con cái trưởng thành, có thành tích học tập tốt là chính đáng với mỗi người. Nhưng khát vọng ấy cần phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất căn cứ trên khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của học sinh và từng gia đình. Không nhất thiết rằng con người ta làm được thì con mình cũng sẽ làm được.

Những cái chết đau lòng cùng những đứa trẻ trở nên cô đơn trốn chạy gia đình, bị sang chấn tâm lý, là điều đáng tiếc cho bản thân chúng, nhưng cũng chính là bài học lớn cho xã hội. Điều đó cần được từng phụ huynh soi chiếu, liên hệ.

Trên nhiều diễn đàn những ngày qua phụ huynh đang thảo luận sôi nổi về cách ứng xử như thế nào với con cái sau cái chết đau lòng của một học sinh trung học sau khi không tìm ra lối thoát trong việc học tập. Hy vọng phụ huynh đã nhận ra rằng áp lực là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không đúng cách sẽ giết chết chính con mình. Đây không phải là cái chết đầu tiên của học sinh khi phải đối diện với những áp lực trong cuộc sống, trong đó có thành tích học tập. Trước đó từng có nhiều cái chết thương tâm tương tự xảy ra, những dường như nó mới chỉ khiến cho nhiều phụ huynh giật mình, chứ chưa làm thay đổi được nhận thức, điều chỉnh được hành vi của họ. Nhiều người vẫn xem đó là chuyện nhà người ta.

Có thể nói rằng, kỳ vọng của bố mẹ càng lớn, thì áp lực lên vai con cái càng nặng nề hơn, và khi không được hóa giải thường đưa con trẻ đến với những suy nghĩ cực đoan. Những cái chết và hành động tìm đến cái chết của nhiều học sinh thời gian qua là minh chứng rõ nhất, đắt giá nhất cho điều đó.

Hiện nay là thời điểm những học sinh cuối cấp đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và vào đại học. Phụ huynh và giáo viên chờ đợi thành tích tốt, nhưng đừng đặt lên lưng các em một áp lực theo kiểu buộc phải “hóa rồng”.

Cùng với việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, hãy đem đến cho những đứa trẻ một liệu pháp tinh thần. Một khi có kiến thức tốt và có tinh thần tốt, khả năng rất cao chúng sẽ có thành tích tốt, tương lai rồi sẽ dần mở ra. Nhược bằng cứ ý chí, cố ép chúng phải đạt được kết quả này, mục tiêu kia, thì càng khiến chúng sinh ra tiêu cực.

Mà kể cả không trở thành “rồng” ngay được, thì chúng vẫn còn cơ hội ở những lần vượt “vũ môn” khác cơ mà.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]