(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã luôn nhắc nhở “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, khắc ghi lời dạy của Bác, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình hay, những cách giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hình thành trong tư duy của các em những hình ảnh, tình cảm tốt đẹp về Bác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục hình ảnh Bác Hồ trong các nhà trường

(VH&ĐS) Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã luôn nhắc nhở “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, khắc ghi lời dạy của Bác, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình hay, những cách giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ mang lại hiệu quả thiết thực, giúp hình thành trong tư duy của các em những hình ảnh, tình cảm tốt đẹp về Bác.

Phát động cuộc thi sưu tầm hình ảnh của Bác Hồ

Tại Trường Tiểu Học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thanh Hóa), tấm bảng ghi “5 điều Bác Hồ dạy” luôn được treo trang trọng trên tường tại mỗi lớp học, trong các buổi học ngoại khóa các cô giáo cũng thường xuyên kể cho các em học sinh những câu chuyện ca ngợi tấm gương đạo đức mẫu mực của Bác để các em từ lứa tuổi nhỏ đã nhận thức và biết ơn sâu sắc công lao to lớn của Bác.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20/2/1947 - 20/2/2017), Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cũng đã giới thiệu cho các em học sinh về những lần về thăm Thanh Hóa của Bác để các em cùng tìm hiểu. Ngoài ra, nhà trường còn phát động trong toàn thể các em học sinh sưu tầm những hình ảnh của Bác với thiếu niên, nhi đồng sau đó cắt dán thành báo tường của từng lớp nhằm khuyến khích các em tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, tạo cơ hội để các em thiếu nhi thể hiện tình cảm của mình với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Cô giáo Phạm Thị Như - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho biết: “Bác Hồ là vị cha già kính mến của dân tộc, với rất nhiều đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải học tập và làm theo. Vì vậy, việc giới thiệu hình ảnh của Bác vào các câu chuyện kể cho các em học sinh hay giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác trong các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, để các em hình dung được hình ảnh, tấm gương đạo đức của Bác. Qua đó, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức đoàn kết, biết yêu thương và sẻ chia cho các em học sinh, giúp các em hình thành nên nhân cách đẹp để làm hành trang cho các em trong tương lai”.

Tấm bảng ghi “5 điều Bác Hồ dạy” được treo trang trọng trong lớp học ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

“Vườn lịch sử Xứ Thanh”

Từ lâu hình ảnh Vườn lịch sử xứ Thanh tại Trường Tiểu học Minh Khai I (TP Thanh Hóa), đã trở thành niềm tự hào của thầy và trò nhà trường. Mỗi viên đá trong vườn đều gợi liên tưởng về từng thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Có viên đá ghi danh Ngàn Nưa, nơi Bà Triệu dấy binh chống quân Ngô; viên khác lại ghi danh Thành Nhà Hồ, một công trình kiến trúc độc đáo được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới; đá Lam Sơn, nơi Lê Lợi dấy binh đánh giặc Minh; đá Hà Trung, biểu trưng cho đất quý hương nhà Nguyễn... Cạnh các phiến đá ghi địa danh lịch sử có hệ thống pano thuyết minh thông tin địa danh, sự kiện lịch sử được trưng bày trong vườn khá ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.

Đặc biệt, trong Vườn lịch sử xứ Thanh có 1 viên đá ghi tên Ba Đình (chiến khu Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn), gợi nhớ tới Quảng trường Ba Đình lịch sử, Quảng trường được lấy tên địa danh Ba Đình để gợi nhớ cuộc khởi nghĩa Ba Đình là cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9/1886 đến tháng 1/1887. Quảng trường Ba Đình lịch sử là nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Vườn lịch sử là công cụ giảng dạy lịch sử trực quan, sinh động cho thầy trò Trường Tiểu học Minh Khai 1. Hàng ngày, học sinh đều được ngắm nhìn những dấu ấn lịch sử hiện hữu trong vườn trường, gợi cho các em nhớ đến các địa danh lịch sử của tỉnh Thanh, gợi nhớ hình ảnh Bác Hồ, người cha già, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Thầy giáo Hoàng Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai I cho biết: Mỗi vùng đất trên quê hương Thanh Hóa đều gắn với những sự kiện lịch sử và sinh ra những con người kiệt xuất. Làm thế nào để khuyến khích các em học lịnh sử, am hiểu lịch sử quê hương đất nước để thấy yêu nước và tự hào truyền thống cha ông là điều tôi luôn trăn trở. Vườn lịch sử xứ Thanh đã phần nào giúp các em học sinh yêu thích môn Lịch sử, gợi nhớ cho các em về những sự kiện lịch sử trọng đại của quê hương, gợi cho các em nhớ và tự hào về Bà Trưng, Bà Triệu, về Bác Hồ kính yêu... Giúp các em yêu thích môn học lịch sử.

Trên đây chỉ là 2 trong số những hoạt động thiết thực, sáng tạo trong việc giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng trong các nhà trường đã góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống, tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong nhận thức của các em học sinh và các thầy cô giáo về hình ảnh của Bác, từ đó tạo thêm động lực để tập thể cán bộ, giáo viên các trường phát huy hơn nữa tính tiên phong, gương mẫu để trở thành những tấm gương tốt cho các em học sinh noi theo.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]