Khi giáo viên được... phân hạng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố dự thảo để lấy ý kiến góp ý cho thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, viên chức giảng dạy bậc tiểu học, THCS, THPT được chia làm 3 hạng (hạng I, II, III). Điều này đang để lại những băn khoăn đối với người trong nghề.
Phân hạng giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. (Trong ảnh: Giờ học tiếng Anh ở lớp 6A, Trường THCS Lý Thường Kiệt, huyện Hà Trung).
Tâm tư của nhà giáo
Trước đó, theo Thông tư 01, 02, 03, 04 ngày 2-2-2021 của Bộ GD&ĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập thì giáo viên bậc mầm non, phổ thông công lập cũng được phân thành 3 hạng (giáo viên hạng I, II, III).
Cách đây 4 năm, cô giáo Nguyễn Thị Tuấn Anh, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Tĩnh Gia 1 (thị xã Nghi Sơn) đã có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. “Vì tôi là tổ trưởng chuyên môn nên cũng thấy đủ tiêu chuẩn để xét nâng hạng, kể cả tiêu chuẩn thành văn và tiêu chuẩn trong công việc hàng ngày ở trường học. Tuy nhiên, dù có đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định nhưng quan trọng nhà trường phải có nhu cầu về giáo viên môn đó và bản thân có thuộc đối tượng hay không...Rất mong, thông tư nhanh chóng được triển khai, thực hiện”.
10 năm công tác trong ngành giáo dục, cô giáo Mai Thị Sen, giáo viên bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân, Trường THCS Lý Thường Kiệt (Hà Trung) cũng có tâm trạng trước vấn đề phân hạng đối với giáo viên THCS. Theo chia sẻ của cô giáo Sen: “Là một giáo viên có năng lực, phẩm chất nhưng nếu áp vào các quy định, thủ tục để thăng hạng, đối với bản thân là rất khó, tôi nghĩ đấy cũng là sự thiệt thòi”.
Vẫn còn những băn khoăn xoay quanh việc phân hạng đối với giáo viên. Nhiều ý kiến của người trong nghề cho rằng, trong trường hợp, nếu giáo viên không giữ các chức vụ hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn thì rất ít cơ hội để hiệu trưởng cử tham gia thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Đây là thiệt thòi với giáo viên không có chức vụ. Hoặc nếu giáo viên không còn làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn thì liệu có xuống hạng...
Có tiêu chuẩn để thăng hạng thì cũng cần có những quy định ràng buộc
Việc ban hành các thông tư nhằm triển khai thực hiện Luật Viên chức và cập nhật các yêu cầu mới của Luật Giáo dục, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Việc phân hạng giáo viên là một trong những cơ sở cần thiết để tuyển dụng, sử dụng lao động phù hợp với khung vị trí việc làm, thực hiện chính sách tinh giản biên chế, cải cách tiền lương...
Buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Hóa, Trường THPT Quảng Xương 1.
Tuy nhiên, các thông tư của Bộ GD&ĐT khi mới ban hành đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là đối với đội ngũ nhà giáo và những người làm công tác quản lý. Theo thầy Lê Văn Dị, Hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 1: “Nên phân hạng giáo viên để đảm bảo quyền lợi cho những người có sự cố gắng, phấn đấu về bằng cấp...Theo tôi, trong phân hạng giáo viên, khi được xác định, vận dụng thì ở đâu cũng cần phải có tính đồng bộ”. Còn theo Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Hà Trung), thầy giáo Nguyễn Danh Hoàng, thì nên đánh giá lại một cách nghiêm túc sự cần thiết của chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên. Bởi hiện nay, giáo viên có chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm cho nên việc học bồi dưỡng một thời gian ngắn để được cấp một chứng chỉ và sử dụng chứng chỉ đó trong một thời gian dài là chưa phù hợp. “Yêu cầu về trình độ đào tạo đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự cần thiết, có thể sẽ tạo hiện tượng chạy đua bằng cấp. Vì thế chỉ cần yêu cầu trình độ đào tạo phù hợp với quy định của Luật Giáo dục và khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ là được. Nếu đã có tiêu chuẩn để thăng hạng thì cũng cần có những quy định ràng buộc, tránh việc giáo viên được lên hạng một lần là hưởng suốt đời. Điều đó dễ nảy sinh tiêu cực, mất công bằng trong giáo dục”, Hiệu trưởng Nguyễn Danh Hoàng nhìn nhận.
Từ sự quan tâm của dư luận, Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan đang có những điều chỉnh phù hợp, đi vào thực chất vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và loại bỏ nhiều nội dung không thực tế như các yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...
Bài và ảnh: Vi An
{name} - {time}
- 2023-12-05 09:42:00
Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Thúy Sơn
- 2023-12-04 09:46:00
Vẫn còn khó khăn khi thực hiện hướng dẫn mới về môn tích hợp
- 2022-03-18 09:04:00
Người trẻ và những câu chuyện đẹp: Câu chuyện truyền cảm hứng
Đẩy mạnh giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhà trường
Học sinh bán hàng “handmade” làm từ thiện
Không gian sáng tạo trong khu giáo dục thể chất Trường THCS Cù Chính Lan
Huyện Quảng Xương nỗ lực đảm bảo chất lượng giáo dục trong mùa dịch
Hơn 15 trường đại học sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy để xét tuyển
Trường THPT Đặng Thai Mai chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học
Cùng giáo dục con sau ly hôn
Những bức tranh mang thông điệp sức khỏe
Đảm bảo phòng dịch, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường nghề