(vhds.baothanhhoa.vn) - Bản Đun Pù cách trung tâm xã Nam Xuân (Quan Hóa) khoảng 4 km, dù đã có đường bê tông nhưng độ dốc cao ngoằn ngoèo nên đi lại rất khó khăn. Đến với 2 điểm trường lẻ của Trường mầm non Nam Xuân mới thấy cuộc sống của cô trò nơi đây còn rất nhiều khó khăn.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Bản Đun Pù cách trung tâm xã Nam Xuân (Quan Hóa) khoảng 4 km, dù đã có đường bê tông nhưng độ dốc cao ngoằn ngoèo nên đi lại rất khó khăn. Đến với 2 điểm trường lẻ của Trường mầm non Nam Xuân mới thấy cuộc sống của cô trò nơi đây còn rất nhiều khó khăn.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Trường mầm non Nam Xuân, khu Đun Pù hiện có 1 phòng học chính và 1 phòng học tạm. Vào những ngày trời mưa gió, tất cả mọi hoạt động của cô trò đều dồn vào 1 phòng chính.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Cô giáo Cao Thị Tuần (sinh năm 1987) là người con của bản Đun Pù, chia sẻ: Khu Đun Pù có tổng 16 bé ở 4 độ tuổi. Trong đó có 5 bé ở độ tuổi nhà trẻ, 7 bé 3 tuổi, 3 bé 4 tuổi, và 1 bé 5 tuổi. Hằng ngày, các bé được ăn, ngủ bán trú tại lớp học do giáo viên và đại diện phụ huynh tổ chức nấu ăn.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Các cô không chỉ dạy dỗ các bé lớn mà phải đút từng thìa cháo cho các bạn nhỏ. Trong đó, bé Ngân Đăng Khôi dù 5 tuổi nhưng chưa biết nói.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Trong 16 bé, có 2 bé người dân tộc Mường, số còn lại là người dân tộc Thái.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Khó khăn nhất của cô trò ở khu Đun Pù là thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường lớp tạm bợ. Gian nhà tranh, mối lên nhiều nên đã mọt gần hết. Khi trời mưa hoặc có gió lạnh, các cô giáo phải dùng bạt để che chắn, tránh gió thốc vào. “Mong muốn của chúng tôi là thay vì trường lớp tạm bợ, các con sẽ có lớp học kiên cố để cả cô và trò bớt đi những khó khăn”, cô Hà Thị Sen chia sẻ.

Khó khăn của cô trò mầm non khu Đun Pù

Buổi học ngày 21-10 chỉ có 12 bé đến lớp. Ngoài cô Tuần, ở đây còn có cô Hà Thị Đại (sinh năm1986) và cô Hà Thị Sen (sinh năm 1983). Hai cô giáo người dưới trung tâm xã, nên thường sáng đi chiều về. Hôm nào mưa to, các cô ở lại trường. “Khó khăn là thế, nhưg chỉ nhìn ánh mắt ngây thơ của các bé là chúng tôi quên ngay những mệt nhọc, đồng thời động viên nhau nỗ lực để chăm sóc và dạy bảo các cháu tốt nhất có thể”, cô Cao Thị Tuần chia sẻ.

KIỀU HUYỀN


KIỀU HUYỀN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]