(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 28-12-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Kế hoạch số 3882/SGDĐT-CNTT về triển khai sổ sách, hồ sơ điện tử ngành GD&ĐT Thanh Hóa. Theo đó, năm học 2022-2023 được sử dụng song song hai hình thức hồ sơ, sổ sách giấy và hồ sơ, sổ sách điện tử. Từ năm học 2023-2024, chỉ sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử.

Số hóa trong ngành giáo dục, các nhà trường thích nghi với thay đổi như thế nào?

Ngày 28-12-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có Kế hoạch số 3882/SGDĐT-CNTT về triển khai sổ sách, hồ sơ điện tử ngành GD&ĐT Thanh Hóa. Theo đó, năm học 2022-2023 được sử dụng song song hai hình thức hồ sơ, sổ sách giấy và hồ sơ, sổ sách điện tử. Từ năm học 2023-2024, chỉ sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử.

Ông Lê Thành Đồng - quyền Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa

Số hóa trong ngành giáo dục, các nhà trường thích nghi với thay đổi như thế nào?

Từ năm học 2020-2021 các trường THCS trên địa bàn TP Thanh Hóa đã triển khai việc sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử. Tuy nhiên do chưa được sử dụng đồng loạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nên các trường vẫn sử dụng cả sổ giấy. Trong quá trình sử dụng chúng tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn.

Đối với hồ sơ giấy, giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức. Trong khi đó, nếu giáo viên sử dụng tốt công nghệ thông tin, các ứng dụng văn phòng, lưu trữ trên onedrive, google drive,... thì sẽ dễ dàng cập nhật, bổ sung và điều chỉnh hồ sơ bất cứ lúc nào.

Đối với hồ sơ điện tử, vừa tiết kiệm chi phí và không gian lưu trữ hồ sơ sổ sách của nhà trường vừa tránh được nguy cơ mất mát, hư hại hồ sơ do các lý do không mong muốn. Bên cạnh đó, giúp thay đổi nhiều quy trình làm việc liên quan đến các loại hồ sơ trong ngành GD&ĐT, biến việc trước đây là không thể thì nay trở thành đơn giản, biến việc tốn nhiều thời gian để thực hiện nay trở nên nhanh chóng. Qua đó, tăng năng suất lao động của cán bộ, giáo viên trong ngành lên nhiều lần so với trước, mang lại hiệu quả cao cho công việc.

Trong năm học 2023-2024, tất cả các cơ sở giáo dục sẽ triển khai đồng bộ các yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.

Thầy giáo Nguyễn Hồng Quân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 1 (thị xã Nghi Sơn)

Số hóa trong ngành giáo dục, các nhà trường thích nghi với thay đổi như thế nào?

Từ năm học 2020-2021, Trường THPT Tĩnh Gia 1 đã sử dụng sổ điểm điện tử thay thế hoàn toàn sổ điểm giấy. Quy trình sử dụng sổ điểm điện tử được nhà trường thực hiện chặt chẽ.

Sổ điểm điện tử, giúp thầy, cô giáo tiết kiệm thời gian tính toán, thống kê, hạn chế sai sót và mang lại nhiều tiện ích khác. Đặc biệt, đối với các kỳ thi lớn do nhà trường tổ chức với hình thức trắc nghiệm, điểm bài thi sẽ được tổng kết chuyển trực tiếp từ máy chấm vào sổ điểm, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, khách quan. Phụ huynh học sinh có thể kịp thời nắm bắt kết quả học tập của con em, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong hỗ trợ học sinh học tập; tham gia giám sát việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng.

Đối với công tác quản lý, giúp nhà trường thuận lợi trong quản lý số liệu học sinh chuyển đi, chuyển đến, học sinh bỏ học và các thông tin khác; dễ dàng kết chuyển, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và cập nhật hồ sơ thi tốt nghiệp THPT.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục phát huy hiệu quả của sổ điểm điện tử, Trường THPT Tĩnh Gia 1 chú trọng xây dựng phương án để toàn bộ cán bộ, giáo viên sử dụng chữ ký số trong ký duyệt sổ điểm điện tử; đồng bộ mã học sinh trong sổ điểm điện tử với số định danh cá nhân học sinh. Nhìn chung, sử dụng sổ điểm điện tử, tiến tới sử dụng học bạ điện tử là xu thế tất yếu phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số trong GD&ĐT, điều quan trọng là các cơ sở giáo dục chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thiết bị, phần mềm phù hợp và công tác tập huấn cho cán bộ, giáo viên.

Thầy giáo Lê Xuân Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thịnh (Ngọc Lặc)

Số hóa trong ngành giáo dục, các nhà trường thích nghi với thay đổi như thế nào?

Hiện nay, nhà trường vẫn đang sử dụng song song hồ sơ điện tử và hồ sơ giấy. Trong quá trình sử dụng hồ sơ điện tử, cũng gặp một số khó khăn. Đó là việc thiếu cán bộ, giáo viên có chuyên môn để quản lý các loại hồ sơ điện tử và chưa có chứng thư số để sử dụng phê duyệt các loại hồ sơ điện tử (giáo án, học bạ, sổ điểm...).

Số máy tính dùng chung của nhà trường có cấu hình thấp, việc lưu trữ nếu qua nhiều năm sẽ gặp khó khăn (ổ cứng đầy...). Cùng lúc có nhiều phần mềm quản lý gần như giống nhau như: phần mềm cơ sở dữ liệu ngành (ngành giáo dục) quản lý dữ liệu cán bộ, giáo viên, nhân viên nhưng ngành nội vụ cũng có phần mềm quản lý công chức, viên chức với nội dung tương đồng nên cơ sở phải làm dữ liệu 2 lần cùng nội dung mà không liên kết được giữa hai phần mềm.

Việt Hoàng (ghi)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]