(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh bảo đảm tiến độ, đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển KT-XH, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng đó có không ít dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng sai mục đích, gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Điều đáng nói là, tình trạng nhiều dự án ‘treo’ đã tồn tại nhiều năm nhưng đến nay, công tác tháo gỡ vẫn ‘dậm chân tại chỗ’?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hàng loạt công trình tiền tỷ bỏ hoang: Đợi đến bao giờ? (Kỳ 1) - Điểm mặt những công trình còn ‘ngủ quên’

(VH&ĐS) Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh bảo đảm tiến độ, đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển KT-XH, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng đó có không ít dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng sai mục đích, gây lãng phí quỹ đất, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Điều đáng nói là, tình trạng nhiều dự án ‘treo’ đã tồn tại nhiều năm nhưng đến nay, công tác tháo gỡ vẫn ‘dậm chân tại chỗ’?

Theo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 quy định về việc thu hồi các dự án chậm tiến độ quá 24 tháng, tuy nhiên đang có không ítdự án chậm tiến độ đã lâu nhưng vẫn chưa bị thu hồi khiến cho nguồn tài nguyên đất đai bị lãng phí. Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm dự án chậm tiến độ, bỏ hoang.

Đất nghỉ, dân chơi

Năm 2008, Dự án Khu du lịch sinh thái và ẩm thực được triển khai xây dựng tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy đã đem đến bao hy vọng về sự thay đổi diện mạo mới cho vùng quê nghèo và tạo việc làm cho nhân dân địa phương. Theo đó, ngày 9/10/2008 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3161 về việc cho phép thuê đất và cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho Cty Thiên Long do ông Trần Văn Xuyến làm giám đốc, phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và ẩm thực trên địa bàn xã Cẩm Lương. Tổng số diện tích đất được chấp thuận cho thuê là 17.180,5m2 với thời hạn là 50 năm. Để nhường đất cho dự án, gần 60 hộ dân làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương đã nhường đất với cam kết của công ty là sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên trên thực tế, gần chục năm đã trôi qua, Cty Thiên Long không triển khai xây dựng khu du lịch sinh thái theo đúng dự án được phê duyệt mà chỉ xây dựng dang dở một số hạng mục để đối phó. Bởi vậy cho đến nay dự án này gần như nằm “án binh bất động”.

Trong khi đó, nhiều hộ dân không có đất canh tác, phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Không những vậy, còn gây lãng phí đất canh tác hoa màu, hàng nghìn m2 đất sản xuất bị biến thành “đất hoang”. Hình ảnh khu đất rộng thênh thang, nhưng lạnh ngắt, không tiếng động… chỉ có vài hạng mục thi công dang dở khiến nhiều người dân cảm thấy xót xa, ái ngại.

Nhiều dự án bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân.

Một dự án khác cũng “nổi danh” không kém vì sự chậm trễ mà thậm chí là dừng thi công đó là dự án khu tái định cư ở phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa). Sau 6 năm triển khai dự án này hiện đang được bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm biến thành bãi thả trâu bò. Được biết, Dự án này do UBND TP Thanh Hóa làm chủ đầu tư, được phê duyệt năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 280 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố và các nguồn huy động hợp pháp khác. Dự án gồm khu dịch vụ thương mại, đất giáo dục, chung cư cao tầng, biệt thự chia lô liền kề, nhà văn hóa phố, khuôn viên cây xanh, hồ nước… Thời gian thực hiện dự án 4 năm, bắt đầu từ quý IV/2010.

Và những hệ lụy

Với việc những dự án vẫn “án binh bất động” đã nảy sinh nhiều hệ lụy, tác động tới đời sống, sản xuất của người dân. Ví như, năm 2007 người dân ở xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) rất hồ hởi khi có dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Thanh Sơn về với địa phương. Hy vọng rằng khi nhà máy đi vào hoạt động con em của họ sẽ có việc làm, thu nhập ổn định, không còn cảnh phải đi làm ăn xa. Nhưng, hy vọng đó đã không thể trở thành hiện thực khi dự án vẫn “án binh bất động”. Nhiều hệ lụy nảy sinh, tác động tới đời sống của người dân ở vùng núi này. Ông Phạm Đình Hùng, ở thôn Vân Sơn, xã Thúy Sơn cho hay, nhà ông có 4 khẩu với diện tích đất nông nghiệp gần 7 sào đã phải nhường hết cho nhà máy xi măng. Đổi lại, ông được nhà máy ưu ái cho 1 suất vào làm việc khi hoạt động. Sau khi nhận tiền bồi thường, ông đầu tư gần 60 triệu đồng cho con đi học nghề rồi về làm công nhân tại nhà máy. Nhưng rồi tiền mất, việc chẳng thấy đâu. Không chỉ có hộ ông Hùng, mà còn rất nhiều hộ ở xã nghèo Thúy Sơn này cũng lâm vào cảnh khốn cùng, để có tiền cho con ăn học, nhiều người còn thế chấp cả sổ đỏ, đi vay mượn khắp nơi để lấy tiền đầu tư cho con em họ đi học nghề. Nhiều người sau khi học nghề còn không dám đi đâu xa, sợ dự án bất ngờ hoạt động lại, nên lại cố chờ?

Trong khi dự án Khu du lịch Sinh thái và Ẩm thực được triển khai xây dựng tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy đang bị bỏ hoang thì nhiều hộ dân ở đây lại rơi vào tình cảnh có đất canh tác, nhưng phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. Bà Bùi Thị Sáng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lương cho biết, hiện tại dự án bỏ hoang khiến cho cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Vốn là xã thuần nông, người dân sống nhờ đồng ruộng, nhưng nay ruộng cũng đã hết người dân không biết làm gì để sống.

Không chỉ dự án Khu du lịch sinh thái và ẩm thực, dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Thanh Sơn “đang trùm mền” nảy sinh những hệ lụy mà còn có các dự án, như Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hải Hòa (xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia); dự án Cụm Công nghiệp Thiệu Dương (ở xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa); dự án Trung tâm Thương mại Quảng Tân (Quảng Xương)… cũng tác động tới đời sống, sản xuất của người dân. Đây là những dự án lớn không chỉ bởi diện tích đất được quy hoạch rộng lên đến hàng chục hecta mà còn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hộ dân đang sinh sống trong khu vực. Được biết, thời gian đầu chờ dự án triển khai, người dân ở các địa phương này hầu như không dám nâng cấp, sửa sang nhà cửa vì sợ sẽ phải di dời để nhường đất cho dự án. Không ít nhà dột nát, xiêu vẹo người dân cũng cố ở tạm. Nhiều gia đình muốn tìm đến một nơi khác mua đất, xây nhà nhưng vì chưa nhận được tiền bồi thường nhà đất cũng đành phải ở lại. Một năm, hai năm rồi nhiều năm sau đó, người dân ở đây như sống đời “ở trọ” trên chính phần đất của mình.

Nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ, đội vốn, hiệu quả đầu tư kém, lãng phí nguồn lực, gây bức xúc lớn trong dư luận. Câu chuyện này sẽ còn lặp lại như “việc thường tình” nếu vẫn còn tình trạng dự án "cha chung không ai khóc" và không biết xử ai, không ai phải chịu trách nhiệm cho những thất thoát, những nghìn tỷ đồng mất đi…

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]