(vhds.baothanhhoa.vn) - Việc phát triển một hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp chính là yếu tố cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập cho du lịch xứ Thanh. Đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên kết để cạnh tranh

Việc phát triển một hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng, hấp dẫn, chuyên nghiệp chính là yếu tố cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh, khả năng hội nhập cho du lịch xứ Thanh. Đây vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Chất lượng chưa tương xứng tiềm năng

Để hình thành sản phẩm du lịch, trước tiên phải dựa trên cơ sở then chốt là tài nguyên du lịch. Thực tế, nguồn tài nguyên này ở xứ Thanh vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo, từ hệ sinh thái thiên nhiên tới hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích; từ di sản văn hóa vật thể tới phi vật thể... Cùng với hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tiện nghi và sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đã mang đến diện mạo mới về năng lực cung ứng sản phẩm du lịch Thanh Hóa. Thế nhưng, thực tế cho thấy sự đa dạng về chất lượng sản phẩm du lịch nói chung và các dịch vụ liên quan của Thanh Hóa vẫn chưa thực sự phát triển.

Theo đánh giá của nhiều đơn vị lữ hành, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Thanh Hóa thiếu những điểm đến nổi trội, khác biệt để tạo thế cạnh tranh với các trung tâm du lịch trong nước. Mặc dù các loại hình, sản phẩm du lịch đã được xác định và hình thành, nhưng chưa được đầu tư phát triển tập trung, để tạo những khu du lịch, điểm du lịch lớn, chất lượng cao. Phát triển sản phẩm du lịch nhiều nơi còn mang tính tự phát, chưa thật sự dựa trên nhu cầu thị trường,... Kết quả là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu điểm nhấn. Trước thực tế này, đòi hỏi ngành du lịch Thanh Hóa phải có sự liên kết trong xây dựng, phát triển những sản phẩm hấp dẫn, chất lượng, giàu tính cạnh tranh.

Du lịch văn hóa lễ hội cũng là một thế mạnh của Thanh Hóa.

Đẩy mạnh liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đã xác định Thanh Hóa là một trong những trung tâm du lịch khu vực, cầu nối du lịch giữa Hà Nội với các tỉnh trong vùng; tuyến du lịch dọc Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh... Chính vì vậy, để có thể thâm nhập vào thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa, cùng với các giải pháp về thu hút đầu tư, quảng bá, xúc tiến thì liên kết với các địa phương khác để trở thành một trong những điểm đến quan trọng của chuỗi sản phẩm du lịch là hướng đi quan trọng. Trong đó, Thanh Hóa có nhiều tiềm năng khai thác thị trường khách nội địa, do vậy đẩy mạnh liên kết với các địa phương có tiềm năng lớn về thu hút dòng khách này sẽ cần được chú trọng hơn, đặc biệt là với sản phẩm du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và các hoạt động ngoài trời... Riêng sản phẩm du lịch biển, Thanh Hóa hoàn toàn có thể liên kết với một số tỉnh trong cả nước như: Nghệ An, Nha Trang, Vũng Tàu...

Ngoài ra, Thanh Hóa còn có thể liên kết với một số địa phương có liên quan nhằm phát triển các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, hấp dẫn cao như “Hành trình kinh đô Việt cổ”, “Khám phá đường Hồ Chí Minh huyền thoại”...

Có thể nói, liên kết trong phát triển du lịch mang đến cho xứ Thanh nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có được, việc liên kết, hội nhập cũng đòi hỏi và tạo ra những thách thức đối với từng địa phương, trong đó, thách thức về năng lực cạnh tranh được coi là vấn đề quan trọng trong phát triển du lịch.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]