(vhds.baothanhhoa.vn) - Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất có câu: “Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo, lợn ăn xong lợn réo lợn gầy”. Với người nông dân khuya sớm với chuyện rau bèo thì câu này không có gì khó hiểu, và nó phục vụ trực tiếp cho lao động sản xuất hằng ngày. Tuy nhiên, khi câu tục ngữ bước vào từ điển, rồi qua con mắt của nhà biên soạn, người ta không còn nhận ra chức năng của nó nữa. Cụ thể, Từ điển tục ngữ Việt của Nguyễn Đức Dương (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - 2010) đã giảng như sau:

“Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo...”

Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất có câu: “Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo, lợn ăn xong lợn réo lợn gầy”. Với người nông dân khuya sớm với chuyện rau bèo thì câu này không có gì khó hiểu, và nó phục vụ trực tiếp cho lao động sản xuất hằng ngày. Tuy nhiên, khi câu tục ngữ bước vào từ điển, rồi qua con mắt của nhà biên soạn, người ta không còn nhận ra chức năng của nó nữa. Cụ thể, Từ điển tục ngữ Việt của Nguyễn Đức Dương (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh - 2010) đã giảng như sau:

“Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo...”

“Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo; lợn ăn xong lợn réo lợn gầy Lợn đã ăn xong mà chịu nằm yên thì con nào rồi cũng béo lên; lợn ăn xong mà vẫn ngoạc mõm ra réo thì con nào rồi cũng gầy đi. Hay dùng để dặn mọi người hãy nín thinh sau khi hưởng lợi xong để còn được hưởng thêm nhiều nữa, chứ đừng ngoạc mồm ra khoe mà dễ bị lũ hám lợi tìm cách đoạt mất đi”.

Nếu căn cứ vào diễn giải “lợn đã ăn xong mà chịu nằm yên thì con nào rồi cũng béo lên; lợn ăn xong mà vẫn ngoạc mõm ra réo thì con nào rồi cũng gầy đi”, người ta tưởng chừng soạn giả đã hiểu đúng. Tuy nhiên, đến phần “nghĩa bóng” và cách dùng, hóa ra soạn giả đã hiểu sai hoàn toàn.

Trong “lục súc” (ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn), thì lợn là giống duy nhất nuôi nhốt với nhiệm vụ được giao rất nặng nề là phải chế biến rau cám thành thịt, đồng thời lãnh luôn nhiệm vụ sản xuất ra phân bón thật nhiều. Tuy nhiên, xưa kia nguồn tinh bột ít, thức ăn của lợn chủ yếu là rau bèo, bởi vậy, một con lợn giống tốt phải có cái bụng thật to, tạp ăn và ăn nhiều. Đến bữa, dù ngon hay không, lợn phải được ních vào đến căng bụng mới yên. Dân gian có câu Lợn đói một bữa bằng người đói nửa năm là vậy. Theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, “lợn ăn xong lợn nằm”, có nghĩa sau khi được ăn, mà lợn không kêu réo gì, nằm lăn ra ngủ kỹ, là nó đã được ăn no nê, và như vậy lợn sẽ nhanh béo; ngược lại “lợn ăn xong lợn réo”, có nghĩa lợn ăn chưa được no, hoặc chuồng trại có vấn đề. Ví như khi bị ẩm ướt, gió rét, côn trùng chích hút, thì dù đã ăn no lợn vẫn réo tựa như đói ăn, kì thực chúng đòi chủ bỏ thêm chất độn chuồng hoặc che chắn ấm áp rồi mới chịu ngủ yên. Một khi lợn bị đói rét, lại liên tục quần thảo, vận động, “đói xép hông cắn máng cắn chuồng” (Lục súc tranh công), tất sẽ hao gầy, sút cân nhanh chóng. Mà như vậy, người nuôi lại mất công vỗ để bù lại. Đây đơn thuần chỉ là kinh nghiệm chăn nuôi, sản xuất.

Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, không phải câu nào cũng chứa đựng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đặc biệt, với những câu tục ngữ về tri thức, kinh nghiệm dân gian, thì đừng cố tìm nghĩa bóng cho nó, bởi ngoài việc lưu truyền tri thức, kinh nghiệm một cách trực diện thì những câu tục ngữ này không còn mang ý nghĩa nào khác. Ví dụ “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”,... đơn thuần chỉ là những câu tục ngữ tổng kết kinh nghiệm dự đoán thời tiết, chứ không đèo thêm nghĩa bóng. Với câu “Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo, lợn ăn xong lợn réo lợn gầy” cũng vậy, đơn thuần chỉ là kinh nghiệm sản xuất, dân gian nhắc nhở nhau khi chăn nuôi lợn. Việc tìm ra “nghĩa bóng”: “Hay dùng để dặn mọi người hãy nín thinh sau khi hưởng lợi xong để còn được hưởng thêm nhiều nữa, chứ đừng ngoạc mồm ra khoe mà dễ bị lũ hám lợi tìm cách đoạt mất đi”, như cách làm của tác giả Từ điển tục ngữ Việt, là sự suy diễn vô căn cứ và hoàn toàn sai.

Mẫn Nông (CTV)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]