(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xuất phát từ thông tin về một số người giàu nhanh do nắm được cơ hội nhất thời của thị trường, những mô hình nuôi con đặc sản như nhím, rắn, ba ba, rùa,... mau chóng được nhân rộng tới mọi vùng, mọi nhà... Tuy nhiên, việc gây nuôi, chăm sóc con đặc sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu ra bấp bênh nên nhiều mô hình đã thất bại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bấp bênh ‘cơn sốt’ nuôi con đặc sản

(VH&ĐS) Xuất phát từ thông tin về một số người giàu nhanh do nắm được cơ hội nhất thời của thị trường, những mô hình nuôi con đặc sản như nhím, rắn, ba ba, rùa,... mau chóng được nhân rộng tới mọi vùng, mọi nhà... Tuy nhiên, việc gây nuôi, chăm sóc con đặc sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đầu ra bấp bênh nên nhiều mô hình đã thất bại.

Hiện nay, Thanh Hóa có trên1.000 hộ dân được đăng ký cấp phép nuôi các con nuôi đặc sản với tổng số hơn20.000 cá thể. Tuy nhiên, việc gây nuôi chỉ ở quy mô hộ nhỏ lẻ, chưa có trang trại lớn, phát triển theo phong trào, tự phát nên không bền vững. Ngoài một số ít mô hình nuôi con đặc sản có hiệu quả, hầu hết các mô hình còn lại đều “chết yểu”, phần lớn các hộ dân đều phải chuyển hướng sang chăn nuôi các con vật khác. Những con đặc sản bị “chết yểu” hàng loạt là cá sấu, đà điểu, chim trĩ đỏ và nhím.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 4 năm về trước, trang trại nuôi đà điểu của anh Trần Văn Tuấn, ở xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc) là mô hình nuôi động vật hoang dã mới, được đánh giá mang lại hiệu quả cao về kinh tế do là loại động vật dễ gây nuôi, một con đà điểu trưởng thành có giá hàng chụctriệu đồng trở lên. Với đặc tính dễ nuôi và ít bệnh, nhiều bà con từ khắp các địa phương, các tỉnh, thành trong cả nước đã đến tìm hiểu, học tập kinh nghiệm nuôi đà điểu của gia đình anh Tuấn. Vào thời điểm ấy, những tưởng mô hình này sẽ phát triển và có được đầu ra ổn định giúp các hộ dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cóthu nhập ổn định. Thế nhưng, hiện nay, do không tìm được đầu ra cho sản phẩm, giá bán thịt thương phẩm không ổn định nên mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Tuấn không còn hoạt động.

Hay ngay như ở xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa), mô hình chăn nuôi con đặc sản hiện đang phát triển rầm rộ. Theo tìm hiểu của chúng tôi đến nay toàn xã có 168, hàng chục mô hình nuôi rùa, ba ba đang mang lại thu nhập “khủng” cho người dân ở đây. Tuy nhiên, qua trao đổi với một số hộ dân có thâm niên trong nghề nuôi con đặc sản ở đây họ cho biết: đến thời điểm này các cấp chính quyền chưa có bất kỳ chính sách hỗ trợ nào để người dân mở rộng chăn nuôi. Đặc biệt, thị trường đầu ra đang do người dân tự thân vận động theo đường tiểu ngạch nên thiếu tính bền vững.

Nhiều hộ chăn nuôi con đặc sản hiện đang gặp khó khăn về đầu ra.

Không riêng gì các huyện Vĩnh Lộc, hay Thiệu Hóa mà tình cảnh bấp bênh đầu ra trong việc nuôi con đặc sản đang trở nên rất phổ biến ở nhiều địa phương. Ví như, nếu trước đây, nhím được một số hộ nông dân ở Thạch Thành nuôi thử nghiệm, sau đó lan rộng sang các huyện như Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, TP Thanh Hóa... Thời điểm đó, toàn tỉnh có hơn 200 hộ nuôi nhím với số lượng lên đến hàng nghìn con. Tuy nhiên, hiện tại, do đầu ra không có nên nhím đã không còn “đất sống”.

Thực tế từ trước đến nay, không chỉ câu chuyện về nuôi con nhím là một bài học đắt giá cho các hộ có suy nghĩ làm giàu theo “cơn sốt”. Ở thời điểm đỉnh cao, nhiều hộ mua nhím giống với giá đến 20 triệu đồng/ cặp. Còn hiện tại giá bán nhím rớt thê thảm xuống còn 2 - 3 triệu/ cặp, những hộ không đủ vốn dài hơi hoặc vay lãi ngân hàng đã phải bán tháo trước khi khánh kiệt. Các chủ trang trại làm trước bán giống giá cao cho người làm sau. Khi nuôi được nhiều, giá giống xuống thấp, chuyển sang bán thịt thương phẩm thì người đi sau thường bị thua thiệt. Một thực tế nữa, nuôi con đặc sản là để khai thác thế mạnh cạnh tranh bởi số ít và quý hiếm nhưng khi đặc sản trở nên “bão hoà”, nguồn cung vượt cầu, đầu ra của sản phẩm đương nhiên bế tắc.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trịnh Xuân Quý - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Định cho rằng: Thực tế cho thấy, việc nuôi con gì, trồng cây nào cũng có một thời sôi động, nhưng phần lớn người nông dân nhận thức về con đặc sản rất hạn chế. Khi thấy con vật nào đang thịnh hành, được giá là thử nuôi mà không tính đến đầu ra của sản phẩm. Mặc dù thông qua một số lớp tập huấn về chăn nuôi nói chung, các cán bộ khuyến nông cũng đã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc một số con đặc sản và dự báo về thị trường đầu ra. Tuy nhiên, các dự báo này mới dừng lại ở dạng định tính nên mức độ chính xác chưa cao, chưa tạo được sự tin tưởng của người dân.

Ngoài ra, hai yếu tố quan trọng đối với các hộ nuôi con đặc sản là nguồn vốn và kỹ thuật sinh học về giống, đảm bảo điều kiện chuồng trại và thức ăn. Hiện nay, các hộ chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa có quy trình chính thức nên các biện pháp quản lý để tránh nguy cơ dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái còn rất yếu kém.

Trong khi ngành chăn nuôi quy mô công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn thì việc chăn nuôi con đặc sản là một hướng đi có triển vọng. Vấn đề đặt ra là công tác tư vấn, định hướng của ngành chức năng như Khuyến nông - Khuyến ngư, Thú y, Kiểm lâm cần bám sát thực tiễn hơn nữa. Ngoài ra cũng cần có định hướng về thị trường tiêu thụđể những “cơn sốt” về con đặc sản không trở thành con đường làm giàu “ảo” cho nông dân.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]