(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với nhiều chủng loại dựa trên các tính năng tải trọng, cách âm, cách nhiệt tốt, vật liệu đầu vào là phụ phẩm công nghiệp… vật liệu xây không nung (VLXKN) được xem là loại vật liệu góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các cụm, khu công nghiệp, cũng như trong thiết kế các công trình xây dựng, hướng đến không gian xanh, tiết kiệm năng lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lộ trình phát triển vật liệu xây không nung tại Thanh Hóa (Bài 2): Hướng đến không gian xanh

(VH&ĐS) Với nhiều chủng loại dựa trên các tính năng tải trọng, cách âm, cách nhiệt tốt, vật liệu đầu vào là phụ phẩm công nghiệp… vật liệu xây không nung (VLXKN) được xem là loại vật liệu góp phần giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường tại các cụm, khu công nghiệp, cũng như trong thiết kế các công trình xây dựng, hướng đến không gian xanh, tiết kiệm năng lượng.

“Chìa khóa” trong xử lý môi trường

Phân tích về tính hiệu quả của phát triển VLXKN trong vấn đề môi trường, ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc nhà máy chế biến đá, nhà máy gạch không nung (GKN) thuộc Tổng Công ty Hà Thanh cho biết: Vấn đề khai thác, sản xuất chế tác đá của nhà máy luôn ít nhiều để lại những vấn đề về môi trường như: Phụ phẩm từ khai thác thừa thải; quá trình sản xuất, chế tác đá dôi dư một lượng bột đá lớn, khó khăn trong biện pháp xử lý!... Sau khi có chủ trương phát triển VLXKN của Nhà nước, công ty đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy GKN, với 2 dây chuyền ép rung, công suất khoảng 25 - 30 triệu viên QTC/năm (toàn công ty là 100 triệu viên QTC/năm)… thì tất cả những tồn tại nêu trên đều được giải quyết một cách triệt để. Sản phẩm dư thừa từ khai thác, sản xuất được gom lại làm nguyên liệu sản xuất GKN theo một quy trình khép kín.

Thêm một minh chứng khác, tại cụm công nghiệp Vức, TP Thanh Hóa, kể từ khi phát triển các nhà máy GKN đã góp phần cơ bản giải quyết những vấn đề môi trường tại đây. Ông Nguyễn Ngọc Huy - Quản lý nhà máy GKN thuộc Công ty CP Khoáng sản Thanh Hóa cho biết: Công ty không có mỏ khai thác nên nguồn nguyên liệu sản xuất GKN của đơn vị phải mua hoàn toàn. Chủ yếu nguồn nguyên liệu từ các mỏ khai thác, các đơn vị sản xuất, chế tác đá khác tại cụm công nghiệp này. Hiện tại, cụm công nghiệp Vức có khoảng từ 4-6 đơn vị sản xuất GKN, số lượng này đã và đang góp phần đáng kể trong xử lý vấn đề về môi trường tại đây.

GKN - Xu hướng của thời đại

Không chỉ góp phần giải quyết vấn đề môi trường tại các cụm công nghiệp, các đơn vị khai thác…VLXKN với nhiều chủng loại, dựa trên các tính năng tải trọng, cách âm, cách nhiệt tốt, sử dụng các nguồn vật liệu đầu vào là phụ phẩm công nghiệp. Đây là chủng loại vật liệu được đánh giá cao trong việc góp phần hỗ trợ các kiến trúc sư thiết kế nên các công trình xây dựng “xanh” tiết kiệm năng lượng. Điển hình là loại gạch Block với đặc tính tiêu thụ ít năng lượng, sử dụng các nguyên liệu không độc hại, không ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không làm mất đất canh tác như các loại gạch nung. Cũng nhờ vào trọng lượng nhẹ nên có thể tăng kích thước viên gạch tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, giúp thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm vật liệu hơn.

GKN là xu thế phát triển tất yếu trong lĩnh vực xây dựng.

Ông Dương Quốc Chinh - Giám đốc Công ty Quang Vinh (địa chỉ tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn) một trong những doanh nghiệp tập trung hướngsản xuất đến những mẫu mã sản phẩm GKN mới cho biết: Ngoài đầu tư hệ thống dây chuyền ép rung, sản xuất những loại GKN phục vụ xây dựng thì công ty còn đầu tư thêm dây chuyền công nghệ ép tĩnh, sản phẩm là các loại gạch lát, ốp, với nhiều mẫu mã, công dụng và chức năng khác nhau. Nhưng tựu chung ở những sản phẩm đó là tính môi trường, hướng đến không gian xanh trong các công trình xây dựng.

Bên cạnh yếu tố chính tạo nên những công trình xây dựng “xanh”, tiết kiệm năng lượng thì GKN còn góp phần thiết kế công trình trở nên ấn tượng, tạo sự chuyển biến rõ rệt.Kiến trúc sư Nguyễn Đức Tùng - Trung tâm tư vấn thiết kế - xây dựng, Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa cho biết: Ngoài việc giải quyết vấn đề môi trường, thì GKN còn tạo ra những ấn tượng trong thiết kế. Ưu điểm lớn nhất của GKN là tạo ra những tấm vách ngăn, tấm 3D thuận tiện trong việc xây dựng, thiết kế nhà cửa. Bên cạnh đó, GKN cũng được sử dụng làm vật liệu chịu lực cho các công trình xây dựng có quy mô lớn…vì vậy phát triển GKN là xu thế thời đại.

Những năm trước, yêu cầu đối với đô thị Thanh Hóa trong lĩnh vực xây dựng, tỉ lệ GKN phải chiếm 70% trở lên, đối với vùng khác là 30%, nhưng từ năm 2015 đến nay hầu như các công trình vốn ngân sách Nhà nước sử dụng 100% GKN… Tuy nhiên, do đòi hỏi về công nghệ cao và nhu cầu thị trường nên vật liệu gạch siêu nhẹ, gạch Block chưa phát triển thịnh hành. Trong khi đó, loại gạch sử dụng công nghệ ép rung hiện tại còn bộc lộ một số hạn chế về thẩm mỹ, trọng lượng gạch lớn… cần chú ý trong thiết kế các công trình xây dựng cao tầng.

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]