(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mặc dù thời gian qua, Chính phủ cũng như tỉnh Thanh Hóa đã có những định hướng về cơ chế, chính sách để phát triển VLXKN. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa ban hành được những chính sách cụ thể về ưu đãi cho các doanh nghiệp như: Thuê đất, vay vốn ưu đãi, giảm trừ thuế thu nhập, hỗ trợ cước vận tải hỗ trợ chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất gạch nung sang GKN...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lộ trình phát triển vật liệu xây không nung tại Thanh Hóa (Bài cuối): Cần thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ mới

(VH&ĐS) Mặc dù thời gian qua, Chính phủ cũng như tỉnh Thanh Hóa đã có những định hướng về cơ chế, chính sách để phát triển VLXKN. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa ban hành được những chính sách cụ thể về ưu đãi cho các doanh nghiệp như: Thuê đất, vay vốn ưu đãi, giảm trừ thuế thu nhập, hỗ trợ cước vận tải hỗ trợ chuyển đổi từ dây chuyền sản xuất gạch nung sang GKN...

Nhằm phát triển VLXKN, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển VLXKN thay thế gạch đất sét nung đến năm 2020 theo Quyết định số 567 ngày 28/4/2010. Tiếp đó, là Chỉ thị 10 về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Thông tư 09 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng, đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXKN.

Gần đây, ngày 10/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng… Tại Thanh Hóa, UBND tỉnh cũng ra Kế hoạch số 104 ngày 26/8/2014 thực hiện chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh…

Những chủ trương, chính sách trên đã góp phần đáng kể trong công tác phát triển VLXKN cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư phát triển loại vật liệu mới này. Tuy nhiên, việc phát triển VLXKN ngoài những kết quả đạt được, vẫn còn đó không ít những khó khăn, “rào cản”. Tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa ban hành được những chính sách cụ thể về ưu đãi cho các doanh nghiệp như thuê đất, vay vốn ưu đãi, giảm trừ thuế thu nhập, hỗ trợ cước vận tải… cùng với đó là thị trường bất động sản ảm đạm; tâm lý ngại thay đổi của chủ đầu tư dự án, người thiết kế thi công công trình, người sử dụng; cho tới việc phát triển VLXKN còn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, lân cận các thị xã, thành phố…

Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Nhà máy Chế biến đá và Nhà máy GKN thuộc Tổng Công ty Hà Thanh mong mỏi có thêm những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Ông Dương Quốc Chinh - Giámđốc Công ty Quang Vinh cho biết: Từ khi triển khai các thủ tục để được cấp phép hoạt động, công ty không hề gặp một trở ngại gì, luôn nhận được sự khuyến khích từ các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, ông Chinh cũng khẳng định, chưa hề có một văn bản, chính sách khuyến khích cụ thể nào về vay vốn, đất đai, đào tạo nâng cao trình độ sản xuất… để doanh nghiệp được thụ hưởng. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp đầu tư phát triển VLXKN được thành lập mới không đồng đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, miền xuôi, trong khi miền núi hầu như không có.

Từ đó dẫn đến môi trường cạnh tranh cao, cạnh tranh thiếu lành mạnh. Một số các doanh nghiệp còn cố tình sản xuất sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, mác thấp, giá cả không đồng nhất; công nghệ dây chuyền nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài Loan… Trong khi đó, nhiều DN khác mong mỏi, nếu có chính sáchhỗ trợ DN về thuế đất, vay vốn, khuyến khích các đơn vị sản xuất vật liệu gạch nung chuyển sang sản xuất VLXKN thì sẽ có nhiều DN sẵn sàng tham gia sản xuất loại vật liệu đầy hữu ích này.

Ông Lê Ngọc Thanh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: Sau khi Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh, đã ban hành Kế hoạch số 104, nêu rõ lộ trình phát triển VLXKN và xóa bỏ gạch đất sét nung, trong đó mục tiêu đến năm 2017 tất cả các lò gạch nung thủ công phải được dẹp bỏ. Đối với VLXKN hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu là loại GKN nguyên liệu từ bột đá, xi măng,… chưa có công nghệ cho phát triển gạch siêu nhẹ.

Ông Thanh cũng phân tích những hạn chế cần sớm được khắc phục như: Phát triển GKN chưa đồng đều giữa miền núi và đồng bằng, đô thị; tâm lýngười dân còn thiên về gạch đất sét nung truyền thống; các DN mới chỉ sản xuất đạt 50% công suất … Từ những hạn chế trên, sắp tới Sở Xây dựng đưa ra những giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về GKN đến với người dân; tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các quy hoạch về phát triển VLXD (trong đó có VLXKN và vật liệu nung từ đất sét đồi); quy hoạch về sử dụng mỏ đất sét...

Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]