(vhds.baothanhhoa.vn) - Không vuông vắn như bánh chưng, cũng không dài, đầy đặn như bánh tét (bánh đòn), tôi mê mẩn với những chiếc bánh sừng bò xinh xinh, dẻo thơm của ngoại khi còn bé.

Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò

Không vuông vắn như bánh chưng, cũng không dài, đầy đặn như bánh tét (bánh đòn), tôi mê mẩn với những chiếc bánh sừng bò xinh xinh, dẻo thơm của ngoại khi còn bé.

Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò

Món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Mường ở thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm - địa điểm du lịch Thác Mây được bày biện khéo léo. Trong mâm cỗ có những chiếc bánh sừng bỏ được đựng trong chiếc rá xinh xắn.

Sáng nay bất ngờ nhìn thấy những chiếc bánh sừng bò một thời trong gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản của xã Thạch Lâm (Thạch Thành) tại điểm du lịch Thác Mây, khiến tôi bồi hồi xúc động. Chiếc bánh mang đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường quê tôi không chỉ có ngoại mà nhiều người vẫn gìn giữ, nâng niu, làm nên từ bàn tay khéo léo và nguyên liệu dân giã quê nhà.

Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò

Chị Bùi Thị Dực, dân tộc Mường ở xã Thạch Lâm giới thiệu món ăn đặc sản địa phương với du khách.

Chị Bùi Thị Dực là người giới thiệu các sản phẩm đặc sản của bà con dân tộc Mường ở điểm du lịch Thác Mây tại thôn Đăng Thượng với khách du lịch. Tôi ấn tượng vì những món ăn được bày biện trên chiếc mẹt xinh với đầy đủ các món không thể thiếu trong tiếp đãi khách quý của người Mường như cá bỉnh, cá nướng, măng đắng, gà, xôi ngũ sắc… và những chiếc bánh sừng bò.

Lâu lắm rồi, từ khi ngoại mất, tôi không còn nhìn thấy và được thưởng thức những chiếc bánh sừng bò - hương vị một thời của những đứa trẻ 8X. Và hôm nay, tôi reo lên như một đứa trẻ khi nhìn thấy những chiếc bánh nhỏ nhắn được bày biện trên chiếc rổ con bằng tre xinh xắn. Sở dĩ ở quê tôi hay bà con dân tộc Mường thôn Đăng Thượng gọi những chiếc bánh sừng bò là bởi bánh được gói giống như chiếc sừng bò, nhọn ở đầu bánh. Nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh cũng từ gạo nếp, nhân thịt hoặc đậu như bánh chưng, bánh tét nhưng thú vị hơn là cách gói bánh.

Chị Dực cho biết bà con ơe đây vẫn còn nhiều người biết làm bánh sừng bò, đặc biệt các bà, các mế cao tuổi.

Tôi hỏi: Bánh sừng bò được gói nhiều nhất vào dịp nào, chị cho biết: Nhiều nhất vào dịp lễ tết, khi nhà hoặc thôn có việc quan trọng để đãi khách quý. Ngày thường lâu lâu bà con mới gói để dùng, nhất là trẻ nhỏ rất thích món bánh này.

Chị Dực nhắc đến các em nhỏ, tôi lại nhớ đến tôi của một thời trẻ thơ khi bà ngoại còn khoẻ. Mỗi lần mẹ gửi chị em tôi xuống bà là chúng tôi vô cùng háo hức bởi lần nào ngoại cũng sẽ dành thời gian để làm những chiếc bánh sừng bò mà chị em tôi thích ăn.

Nguyên liệu để làm bánh là gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh. Hồi khó khăn nên bánh chủ yếu là gạo nếp và lâu lâu được thưởng thức những chiếc bánh nhân thịt. Những lúc những đứa cháu thèm ăn, bà ra vườn hoặc qua hàng xóm xin một ít lá dong, chẻ tre hoặc cây dang thành lạt. Gạo nếp được bà ngâm kỹ, vo sạch, xóc với muối. Thịt lợn, những miếng thịt ba chỉ được bà thái mỏng. Giữa khoảng sân nhỏ, trên chiếng mủng to tròn, bà trải lá dong đã lau rửa, mớ lạt, chậu gạo nếp, bát thịt và chuẩn bị gói gém những chiếc bánh sừng bò. Những đứa cháu gầy dơ, đôi mắt háo hức, ngồi bệt xuống sân chờ thành quả của bà. Bàn tay khéo léo của bà lấy lá dong, bỏ nguyên liệu gói gém nên chiếc bánh sừng bò xinh xắn, chỉ bằng gang tay người lớn, vừa bữa sáng của chúng tôi. Bánh gói xong được xâu thành chuỗi với nhau để khi vớt dễ dàng. Anh tôi cầm xâu bánh sừng bò chạy khắp sân mặc cho con em đuổi bắt. Nồi bánh sừng bò đỏ lửa suốt mấy tiếng đồng hồ trong sự trông chờ của chị em tôi. Bánh chín, ngoại vớt ra rổ cho ráo nước và nguội.

Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò

Nhìn chiếc bánh sừng bò được gói khéo léo, nhỏ xinh ở điểm du lịch Thác Mây, khiến tôi nhớ đến ngoại - người đã làm những chiếc bánh sừng bò đầu tiên cho chị em tôi thưởng thức.

Chiếc bánh đầu tiên bóc ra theo hình xoắn ốc từ trên đỉnh nhọn xuống dưới, thoảng thơm mùi lá dong. Cắn miếng bánh đầu tiên, vị đậm đà, dẻo thơm của gạo nếp đến giữa chiếc bánh cảm nhận vị ngậy ngậy, béo béo của thịt lợn.

Chiếc bánh sừng bò gây thương nhớ suốt một thời thơ ấu, nó không chỉ là hương vị quê nhà, mà còn gửi gắm tình yêu thương, dịu êm từ ngoại. Lớn lên rồi vào đại học, đi làm rồi lập gia đình, tôi ít về nhà hơn. Rồi ngoại mất. Trong sâu thẳm trái tim, đứa cháu ngoại luôn thương nhớ về người bà ấm áp, hiền từ và những gì bà dành cho những đứa cháu, cùng những món ăn của ngoại luôn giản dị nhưng ngon biết bao và đậm sâu đến giờ.

Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò

Bắt gặp những chiếc bánh sừng bò nơi địa điểm du lịch của đồng bào dân tộc Mường, tôi bồi hồi xúc động về món quà quê một thời nay cũng được bà con thôn Đăng Thượng gói để đãi khách phương xa. Tôi tin rằng, những chiếc bánh sừng bò ở điểm du lịch như Thác Mây sẽ gây thương nhớ, gây nghiện cho bất cứ du khách nào đến thăm.

Thảo Nguyên

Tin liên quan:
  • Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò
    Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 2): Món “vừa chua, vừa chát” của lũ mục đồng

    Những ngày mùa vừa xong, cánh đồng trơ gốc rạ, thoảng mùi lúa vừa gặt. Những đứa trẻ gọi nhau í ới đưa trâu, bò ra ngoài đồng. Trong nắng tiếng mõ trâu kêu lóc cóc gợi sự yên bình. Những cánh diều được làm từ những tờ báo, tờ giấy cũ… no gió bay liệng trên bầu trời.

  • Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 3): Nhỏ xinh, dẻo thơm những chiếc bánh sừng bò
    Thức dậy vị giác tuổi thơ (Bài 1): Ngọt ngào những chiếc bánh rán mật

    Ai cũng có một tuổi thơ đầy ngọt ngào, nhất là đám trẻ con ở quê như tôi. Tuổi thơ với những lần trốn ngủ trưa theo bạn ra ao tắm mát, chui qua rào để “hái trộm” những quả ổi xanh nhà bác hàng xóm hoặc chỉ chực chờ đôi dép rách, thật rách để được đổi lấy que kem dừa mát lạnh… Lớn lên, mỗi người đều tất bật với công việc, được thưởng thức nhiều món ngon, nhưng có lẽ những món ăn tuổi thơ sẽ còn mãi in đọng trong trái tim mỗi người. Để rồi, mong một lần “xin một vé quay lại tuổi thơ”.


Thảo Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]