Một ngày cùng những người tuần rừng ở trạm Khe Bu
Trong chuyến công tác tại huyện Như Xuân, chúng tôi có dịp trở lại trạm Khe Bu - một trong những trạm bảo vệ rừng khó khăn của Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng, được chứng kiến điều kiện sinh hoạt nơi đây mới thấy được sự khó khăn, vất vả, hi sinh thầm lặng của những người ngày đêm canh giữ “lá phổi xanh” của đại ngàn.
Trạm bảo vệ rừng Khe Bu, thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân.
Vượt qua quãng đường hơn 60km, qua cánh rừng bạt ngàn, với những cung đường lởm chởm đá, phải mất chừng gần nửa tiếng đồng hồ chúng tôi mới có mặt tại trạm bảo vệ rừng Khe Bu (thôn Thanh Sơn, xã Thanh Hòa) đây là một trong những trạm khó khăn của Ban quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân).
Chứng kiến điều kiên sinh hoạt, ăn ở nơi đây khiến chúng tôi không khỏi xót xa, không nghĩ rằng cuộc sống của những người bảo vệ “lá phổi xanh” của đại ngàn lại kham khổ, vất vả đến như vậy.
Vườn rau tăng gia của những người bảo vệ rừng trạm Khe Bu.
Trong căn nhà ngói cấp 4 hai gian đã xuống cấp là nơi sinh hoạt của 3 cán bộ bảo vệ rừng, họ đến từ những vùng quê khác nhau, vì tình yêu với rừng mà đã không quản ngại khó khăn, gian nan, vất vả bám trụ.
7 giờ tối, anh Duyệt, Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Khe Bu mới trở về sau một ngày tuần rừng vất vả. Anh cho biết cuộc sống trong rừng tuy vất vả, thiếu thốn nhưng anh em luôn xác định nhiệm vụ công việc lên hàng đầu, dẫu khó khăn đến đâu cũng phải bảo ban nhau vượt qua. Nhiều lúc nhớ vợ, nhớ con nhưng phải nén lại.
Tuy vất vả nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi của những người hùng thầm lặng bảo vệ đại ngàn.
Cuộc sống nơi “thâm sơn cùng cốc” quả thật vất vả, đối với những người bảo vệ rừng họ phải lo từng cái ăn, cái mặc hàng ngày. Tận dụng quãng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi, các anh tăng gia sản xuất, trồng từng mớ rau, nuôi từng đàn gà cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Anh Thìn, quê huyện Nông Cống, do dịch bệnh nên cả tháng nay anh chưa có dịp về thăm gia đình. Do điều kiện rừng núi, cộng thêm sóng điện thoại chập chờn, mỗi lúc nhớ nhà anh phải phóng xe ra tận ngoài bìa rừng để nói chuyện với vợ con.
Bữa ăn dân dã nhưng ấm cúng.
Bữa ăn của những người bảo vệ rừng cũng thật dân dã, đạm bạc với cá đánh ngoài suối, rau trồng trong vườn, thời tiết lạnh giá nhưng các anh vẫn “chân chần” tắm nước lạnh, cơm không đủ no, chăn không đủ ấm.
Hí húi dưới căn bếp củi lụp xụp, anh Nam - đầu bếp chính của trạm cho biết anh em phải dậy từ rất sớm, nấu cơm nóng chuẩn bị cho hành trình tuần tra, kiểm soát rừng. Gần như ngày nào, anh em trong trạm cũng tối mịt mới về, vất vả nhất những hôm trời giá rét vẫn bám rừng, bám dân, nguy hiểm rình rập, nhưng luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, lại giáp ranh tỉnh Nghệ An, công việc của những người bảo vệ rừng trạm Khe Bu lại càng thêm khó khăn, gian khổ.
Thành quả sau một đêm đi bắt cá của anh em trong trạm.
Vui vẻ với thành quả mang lại sau một đêm đi rừng với ít cá, tôm, anh Duyệt cho biết thi thoảng anh em vừa kết hợp tuần rừng lại tranh thủ kiếm ít thực phẩm nơi khe sông, khe suối. Dù số lượng không nhiều nhưng cũng đủ để mọi người cải thiện bữa ăn.
Trong căn nhà nhỏ lụp xụp, đằng sau những bữa ăn vội là tiếng nói cười rộn vang khắp cánh rừng.
TRUNG LÊ
{name} - {time}
-
4 giờ trước
Điểm nóng 5/4: Chỉ sau 1 đêm, 4 tỷ phú USD Việt “mất” bao nhiêu?
-
5 giờ trước
Sông Mã - Hàm Rồng: “Máu và hoa” (Bài 2): Những ngày khói lửa...
-
03:14 22/12/2021
Hà Trung chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi
Hiệu quả trồng dưa chuột baby Vạn Hà trong nhà màng công nghệ cao
Gian hàng 0 đồng - san sẻ yêu thương giữa mùa dịch
Công đoàn Thanh Hóa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19
Hành trình thứ hai của những chiếc lốp xe
Trao kinh phi xây mái ấm cho hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hỗ trợ sửa chữa, xây mới 118 “Mái ấm Công đoàn” cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Những cánh đồng trồng rau ưa lạnh
Loay hoay phương án sản xuất khi giá phân bón tăng kỷ lục
Làng hương cổ truyền Đông Khê chuẩn bị hàng vào Tết