(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước đây, vầu chỉ là cây mọc tự nhiên trong rừng, không có giá trị kinh tế. Thế nên, loại cây này gần như bị người dân khu vực miền núi lãng quên. Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến các huyện miền núi thu mua cây vầu để chế biến. Theo đó, vầu “bỗng nhiên” trở thành loại cây có giá trị cao.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Trước đây, vầu chỉ là cây mọc tự nhiên trong rừng, không có giá trị kinh tế. Thế nên, loại cây này gần như bị người dân khu vực miền núi lãng quên. Khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tìm đến các huyện miền núi thu mua cây vầu để chế biến. Theo đó, vầu “bỗng nhiên” trở thành loại cây có giá trị cao.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Nhận thấy giá trị của cây vầu, những năm gần đây, người dân ở các huyện miền núi đã chú trọng chăm sóc, trồng mới diện tích vầu. Một số huyện miền núi đã đưa cây vầu vào cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Cây vầu cũng theo đó được “lên ngôi”.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có gần 9.700 ha vầu, tập trung tại các huyện: Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh. Dự kiến, diện tích vầu sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới, trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế của các hộ dân khu vực miền núi.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Nhận thấy tiềm năng của cây vầu, những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã và đang cùng với các huyện miền núi tập trung thực hiện các giải pháp nhằm nâng tâm giá trị cho loại cây này.Theo đó, nhiều giải pháp phát triển, nâng tầm giá trị cho cây vầu đã được các địa phương triển khai thực hiện. Điển hình như các huyện: Quan Sơn, Lang Chánh đã khuyến khích các hộ dân tập trung chăm sóc, trồng mới, mở rộng diện tích trồng vầu theo hướng thâm canh; xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng thế giới - FSC.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Cùng với việc phát triển diện tích trồng vầu, các vườn ươm giống vầu cũng ngày càng được mở rộng, bảo đảm nhu cầu trồng mới diện tích vầu cho người dân.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Việc thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư chế biến cây vầu cũng được các huyện miền núi chú trọng thực hiện.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Những rừng vầu xanh mướt, những cơ sở chế biến vầu ngày càng tăng về số lượng và mở rộng về quy mô là minh chứng rõ nhất cho kết quả thực hiện có hiệu quả trong phát triển, nâng cao giá trị cây vầu của các huyện miền núi trong những năm qua. Theo chia sẻ của mốt số hộ trồng vầu của huyện Quan Sơn, diện tích trồng vầu nếu được trồng, chăm sóc tốt sẽ đạt tỷ lệ sinh măng cao, hiệu quả kinh tế được nâng lên. Bình quân 1 ha trồng vầu đang mang lại lợi nhuận từ 30 đến 40 triệu đồng/ha/năm.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Nếu sau khi khai thác, cây vầu được doanh nghiệp thu mua, đưa vào chế biến tại chỗ thì giá trị được nâng lên gấp 8 đến 10 lần so với việc xuất bán nguyên liệu thô.

Nâng tầm giá trị cho cây vầu

Việc mở rộng, phát triển, nâng tầm giá trị cho cây vầu được kỳ vọng sẽ mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế cho lâm nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân các huyện miền núi.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]