(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Một nhà báo lão thành đã từng nói với tôi “Bất kỳ ai trong cuộc đời làm báo của mình đều có những chuyến đi để đời. Những chuyến đi đó không những giúp cho phóng viên “lớn lên” mà còn thay đổi cả một cách nhìn nhận về cơ sở”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề báo và tâm tư sau mỗi chuyến đi

(VH&ĐS) Một nhà báo lão thành đã từng nói với tôi “Bất kỳ ai trong cuộc đời làm báo của mình đều có những chuyến đi để đời. Những chuyến đi đó không những giúp cho phóng viên “lớn lên” mà còn thay đổi cả một cách nhìn nhận về cơ sở”.

Nhà báo lăn lộn thực tế để có những tác phẩm báo chí tốt.

Hơn 10 năm dấn thân làm nghề báo, tôi nghiệm ra rằng những chuyến đi công tác miền núi, nhất là tìm hiểu đề tài không trúng ý với cơ sở thì việc đến, đi và về lúc nào… họ cũng không mấy được cơ sở “quan tâm”.

Vào thời điểm khi Đề án đưa 600 trí thức trẻ về tăng cường làm Phó Chủ tịch UBND các xã đặc biệt khó khăn thuộc 62 huyện nghèo trên địa bàn cả nước sắp đi vào giai đoạn kết thúc cũng là lúc hàng trăm trí thức trẻ đứng ngồi không yên trước thông tin “hết Dự án là hết tri thức”.

Để tìm hiểu thực hư, tôi quyết định gửi con làm chuyến ngược lên một số huyện miền núi.. Một ngày làm việc cật lực, từ sáng sớm và kết thúc tối mịttôi chỉ có thể đến làm việc được một huyện và một xã. Qua gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với các trí thức trẻ như Huyền - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, Tưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh hay Huấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tôi đều thấy ở họ hội tụ đầy đủ sự năng nổ, nhiệt huyết của tuổi trẻ và phẩm chất của người cán bộ có năng lực, trách nhiệm.

Khôngriêng gì cảm nhận của tôi mà lãnh đạo cấp xã, cấp huyện - nơi họ đến đảm nhận nhiệm vụ cũng đều cho rằng, đóng góp của trí thức trẻ đã góp phần làm đổi thay ở vùng quê nghèo.

Tuy nhiên, để tiếp tục bố trí họ đảm nhiệm chức danh khi hết dự án thì cả lãnh đạo xã, huyện… đều vướng mắc không biết sẽ bố trí như thế nào vì chỉ tiêu biên chế của huyện, xã đều đã hết. Xã, huyện không còn chỉ tiêu biên chế, đồng nghĩa các Phó Chủ tịch UBND xã thuộc Đề án 600 không biết sẽ đi về đâu, làm gì khi Đề án kết thúc?

Chẳng lẽ... “một Đề án có ý nghĩa nhân văn” đưa các trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch không ngoài mục đích bổ sung nguồn cán bộ có năng lực góp sức làm đổi thay cuộc sống vùng quê nghèo lại có kết cục không có hậu?

Nhiều người khi nhắc đến từ nhà báo hoặc thường có thái độ hoặc sợ sệt, hoặc tránh xa. Có thể nói, cũng như biết bao nghề khác, có vất vả, có gian truân và cũng có rất nhiều những niềm vui.

Song, thực sự, với đề tài này, tôi đã nhiều lần đến cơ sở. Họ tiếp tôi, như cho xong việc. Rất ít trong số họ nghĩ rằng, tôi là một phụ nữ, vì thế nhiều lần tôi phải tự tìm chỗ trọ, để chờ ngày mai có thể gặp lãnh đạo. Nếu so đo với các ngành nghề khác, có lẽ ít ai chọn nghề báo. Thực sự nhuận bút không đủ cho những chuyến đi.

Tuy nhiên, vì tất cả tình yêu nghề, tôi chấp nhận mọi rủi ro cũng như những khó khăn từ phía nghề đem lại.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]