(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vốn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong suốt chặng đường lịch sử, nhân dân xã Công Liêm đã có nhiều đóng góp về người và của cho đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ xã Công Liêm: 70 năm xây dựng và phát triển

(VH&ĐS) Vốn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong suốt chặng đường lịch sử, nhân dân xã Công Liêm đã có nhiều đóng góp về người và của cho đất nước.

Cũng như nhiều làng quê khác của huyện Nông Cống, từ thủa khai đất, lập làng, người dân trong xã đã phải trải qua gian lao vất vả chống chọi với thiên tai, địch họa. Từ thực tiễn đấu tranh để sinh tồn, người dân nơi đây đã sớm biết đoàn kết một lòng, cần cù sáng tạo trong lao động, anh dũng kiên cường trong chiến đấu để vượt qua mọi khó khăn thử thách và đạt được những kết quả to lớn.

Quá trình hình thành xã Công Liêm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông Cống. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” được xuất bản vào thời Nguyễn thì ban đầu Nông Cống có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc, các làng của Công Liêm thuộc tổng Vạn Đồn. Đến thời Đồng Khánh (1885 - 1888), biên soạn cuốn “Đồng Khánh địa chí dư”, Nông Cống có 12 tổng, đến đây tổng Lạc Thiện xuất hiện, gồm có 20 thôn, trong đó có tên một số làng của Công Liêm. Đơn vị tổng Lạc Thiện được thành lập 2 xã: xã Công Liêm có địa giới từ làng Thượng Vạn đến làng Cự Phú do cụ Nguyễn Khắc Nha làm Chủ tịch; xã Cộng Hòa kéo dài từ làng Giải Trại đến làng Ổn Lâm do cụ Nguyễn Trọng Khôi làm Chủ tịch. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, Chính phủ có chủ trương sáp nhập các xã lại thành xã lớn, xã Công Liêm được sáp nhập với xã Cộng Hòa thành xã Công Liêm. Trong lúc cán bộ và nhân dân Công Liêm đang ra sức thi đua đẩy mạnh sản xuất, thì ngày 20/2/1947, Hồ Chủ tịch về thăm Thanh Hóa. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ, Việt Minh và chính quyền xã, các làng ở Công Liêm đẩy mạnh phong trào khai hoang, phục hóa được 54 mẫu, vận động được 37 mẫu ruộng của nhà giàu cho người nghèo mượn ruộng không thu tô, hoặc thu ít tô. Cuộc vận động tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng” đã góp phần tạo nên khí thế thi đua mới ở Công Liêm. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, nhân dân Công Liêm tích cực ủng hộ kháng chiến thông qua các cuộc vận động như: mùa đông binh sĩ, quỹ dân quân tự túc, quỹ đảm phụ quốc phòng, công trái quốc gia, lúa khao quân... với số tiền trên 10 triệu đồng, hàng chục tấn thóc, cho dân quân, bộ đội địa phương mượn trên 20 mẫu ruộng, hàng trăm lượt trâu bò. Cũng trong thời gian này, nhân dân Công Liêm đã giúp đỡ bộ đội quân khu IV tổ chức đại hội diễn tập trên địa bàn từ xã Tân Ninh đến xã Công Liêm. Tại Bãi Thánh của xã đã diễn ra lễ tổng kết. Trong quá trình diễn ra sự kiện, các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Thiếu tướng Nguyễn Sơn, tư lệnh Quân khu, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Quân khu đã về tham dự và chỉ đạo. Nhân dân Công Liêm đã đón tiếp hết sức nhiệt tình và nồng hậu. Có thể nói, trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội của đất nước có nhiều khó khăn, Đảng bộ Công Liêm vẫn vững vàng lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi thách thức, góp phần cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Trung ương Đảng đề ra, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy lực lượng công an và dân quân du kích xã nhiều năm đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng.

Kỳ họp thứ 2 HĐND xã Công Liêm, khóa XIX nhiệm kì 2016 - 2021.

Phát huy truyền thống anh hùng, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ xã đã triển khai, vận dụng linh hoạt chủ trương, đường lối của Đảng vào tình hình thực tiễn của địa phương, khơi dậy được tiềm năng lao động, sức sáng tạo trong nhân dân, nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển. Về sản xuất nông nghiệp, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, Đảng bộ, chính quyền xã chủ trương đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các thành phần kinh tế khác trên địa bàn đã từng bước phát triển, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ, thu nhập và đời sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Kinh tế tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Diện tích đất gieo trồng cả năm: 1.639 ha, đạt 96,41%so vớikế hoạch. Tình hình phát triển chăn nuôi có nhiều thuận lợi, đàn trâu bò có chiều hướng phát triển mạnh. Năm 2016, tổng đàn trâu có 460 con, đàn bò: 620 con, đàn lợn thịt: 2.192 con. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - thương mại có hướng phát triển tốt, hiện nay trên địa bàn toàn xã có 595 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với tổng số 1.235 lao động, chiếm 20% trong tổng số lao động; hiện nay trên địa bàn xã thành lập 2 cơ sở may công nghiệp thu hút gần 100 lao động của địa phương. Thu nhập lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ - thương mại trong năm 2016 là: 51,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người là 24,7 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,16%.

Mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang đất màu cho năng suất cao.

Cùng với phát triển sản xuất, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, xã đã tập trung nguồn lực từ ngân sách và huy động sức dân để đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội như: Điện, đường, trường học, các công trình văn hóa, nhà văn hóa thôn và khu vực chơi thể thao thôn, giao thông thủy lợi, môi trường, thu gom rác thải, quy hoạch bãi xử lý rác thải, chỉnh trang dân cư, xây mới, nâng cấp nhà ở đạt tiêu chuẩn. Với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đến nay, xã đã đạt 14 tiêu chí nông thôn mới.

Song song với phát triển kinh tế, Đảng bộ đã tập trung lãnh đạo phát triển văn hóa, xã hội theo hướng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa. Hằng năm, trên địa bàn toàn xã có từ 80% trở lên các hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 12/12 làng khai trương xây dựng làng văn hóa, trong đó 6 làng đã được công nhận. Phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, gắn kết với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được tăng cường, trên địa bàn xã không có các tệ nạn xã hội. Công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng, Đảng bộ nhiều năm liên tục được công nhận là đơn vị trong sạch, vững mạnh; Ủy ban MTTQ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh của xã đều được công nhận vững mạnh và được khen thưởng... Các lực lượng như công an, dân quân, các tổ hòa giải của xã được củng cố xây dựng vững mạnh toàn diện góp phần quan trọng bảo đảm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng cao.

Tự hào với truyền thống anh hùng trong chiến đấu, phát huy thành tựu trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, nhân dân xã Công Liêm tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, chủ động sáng tạo, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của cấp trên nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH địa phương. Kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ xã là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi đây nhìn lại chặng đường đã qua, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động sáng tạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Hà Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]