(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong những năm gần đây lao động xuất khẩu khi về nước mặc dù tay nghề cao, có kinh nghiệm song vẫn khó tìm được việc làm và đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó tìm việc làm cho lao động sau xuất khẩu

(VH&ĐS) Trong những năm gần đây lao động xuất khẩu khi về nước mặc dù tay nghề cao, có kinh nghiệm song vẫn khó tìm được việc làm và đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao.

Vất vả tìm việc làm mới

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, giai đoạn 2011-2015, cả tỉnh đã đưa được 45.820 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), tập trung chủ yếu ở các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Nhật Bản và các nước Trung Đông… Số lao động này làm việc ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: Cơ khí, may, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, giúp việc, xây dựng, nghề đóng hộp thực phẩm... Trung bình hàng năm số lao động hết thời hạn hợp đồng trở về nước khoảng 9.000 người. Trong số này thì lao động ở miền núi như các huyện: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy và một số huyện vùng trung du là rất lớn. Với trình độ tay nghề cao, cộng thêm vốn kiến thức, ngoại ngữ, số lao động này sau khi trở về nước những tưởng sẽ dễ dàng tìm cho mình công việc lý tưởng. Tuy nhiên, điều này không hẳn vậy.

Ngồi chờ tại bàn tiếp đón của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, trong phiên giao dịch việc làm cho lao động trở về từ Đài Loan, chị Nguyễn Thị Cúc (Nông Cống) người đã hơn 5 năm bôn ba ở xứ người, với công việc đóng hộp thực phẩm, lương cơ bản trên 15 triệu đồng/tháng, biết ngoại ngữ, sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, chị khá tự tin khi nộp hồ sơ xin việc. Tuy nhiên do trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp chủ yếu thuộc lĩnh vực may mặc, cơ khí... không đúng chuyên ngành đã làm, nên mãi tới giờ chị vẫn chưa tìm việc mới.

Một phiên tư vấn, tuyển dụng lao động của Tập đoàn FLC tại Thanh Hóa.

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm số lao động hoàn thành hợp đồng về nước được tư vấn việc làm trên 5.000 người, thông qua các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm và tư vấn cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp cũng đã tham gia tư vấn và tạo việc làm cho lao động về nước như: Công ty TNHH Canon, Công ty TNHH Hongfu, Công ty TNHH Sam Sung, Công ty TNHH Brother...

Trên thực tế, người đi XKLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước có xu hướng đòi hỏi mức lương cao hơn so với khả năng bản thân; một số lao động sau khi về nước có tâm lý ngại làm việc ở xa; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển lao động hoàn thành hợp đồng về nước thường có nhu cầu tuyển dụng phiên dịch, quản lý sản xuất, đốc công có khả năng nghe, nói thành thạo ngoại ngữ. Nhưng một số lao động về nước chưa đáp ứng được nhu cầu này; các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ không đồng đều... là nguyên nhân khiến lượng lao động về nước khó tìm kiếm việc làm phù hợp.

Giải pháp sử dụng nguồn nhân lực chất lượng

XKLĐ là kênh giải quyết việc làm thiết thực và hiệu quả, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay do chưa hoặc không tìm được việc làm thích hợp, đa số họ tự bỏ vốn kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, số còn lại tìm cơ hội XKLĐ trở lại.

Huyện Nông Cống hiện có trên 400 lao động xuất khẩu tại các nước Đài Loan, Trung Đông, Hàn Quốc... trung bình có thời hạn từ 2 - 3 năm. Cứ mỗi năm toàn huyện có khoảng 300 lao động từ nước ngoài trở về. Tránh hiện tượng lãng phí nguồn nhân lực sau khi XKLĐ, Nông Cống đã triển khai lập kế hoạch, thực hiện đào tạo nghề theo chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời phối hợp một số Công ty XKLĐ mở các lớp tư vấn việc làm XKLĐ tại các xã Công Liêm, Trường Minh, Hoàng Giang, Tế Nông, Vạn Thiện cho hơn 600 lượt người…

Theo đại diện lãnh đạo phòng LĐ-TB&XH huyện Nông Cống: Nhằm phát huy nguồn lực có chất lượng, hàng năm huyện Nông Cống đã tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tạo việc làm cho đối tượng sau khi XKLĐ trở về. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 80% lao động về nước được giải quyết việc làm tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên các lĩnh vực may, đan lát, tiểu thủ công nghiệp, thêu ren.

Với mục tiêu từng bước nâng cao nguồn nhân lực xuất khẩu, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động về nước, thời gian qua, Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, khảo sát nhu cầu về vị trí công việc, thời gian, mức lương, chế độ ưu đãi của doanh nghiệp để kết nối thông tin với người lao động.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Viện - Phó GĐ Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh chia sẻ: “Ngoài việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, Trung tâm còn tổ chức ngày hội việc làm và phiên giao dịch việc làm vệ tinh tại cộng đồng, các địa phương. Mặt khác, bên cạnh công tác tư vấn nghề cho lao động xuất khẩu, đơn vị còn kết nối, giới thiệu, tư vấn một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc trong nước.

Ông Phạm Văn Viện chia sẻ thêm: Với những lợi thế về vốn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mỗi lao động nên linh hoạt, chủ động trong tiếp cận thông tin để phát huy thế mạnh, tạo dựng cho mình một công việc phù hợp và ổn định...

Lê Trung



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]