(vhds.baothanhhoa.vn) - Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, dự án lớn vào Thanh Hóa là minh chứng cho hướng đi đúng của Thanh Hóa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới tư duy kinh tế, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển trong thời gian qua. Đồng thời các tập đoàn, dự án lớn này tựa như “thỏi nam châm” thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư khác ở trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những công trình tôn lên diện mạo quê Thanh

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn lớn, dự án lớn vào Thanh Hóa là minh chứng cho hướng đi đúng của Thanh Hóa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới tư duy kinh tế, thu hút hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển trong thời gian qua. Đồng thời các tập đoàn, dự án lớn này tựa như “thỏi nam châm” thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư khác ở trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thanh Hóa.

Hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, phục vụ cho phát triển. (Ảnh: Trần Đàm)

Một điểm nhấn quan trọng trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút, xây dựng được nhiều dự án lớn, công nghệ hiện đại, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh mà của cả nước như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Dầu ăn Nghi Sơn, Nhà máy Sản xuất bao bì Đại Dương, Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1... Bên cạnh đó, nhiều dự án quan trọng, có vốn đầu tư lớn đã được khởi công, mở ra những kỳ vọng cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Khu đô thị mới Trung tâm TP Thanh Hóa, Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa, Nhà máy Giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Việt Avis...

Nếu như chỉ một năm về trước khu vực rộng lớn nằm ở phía Đông TP Thanh Hóa chỉ là những cánh đồng hoang hóa nối đuôi nhau chạy dài tít tắp thì nay sau một vài năm bộ mặt của những khu đô thị mới khang trang, hiện đại đã hình thành. Tòa nhà trung tâm, rồi hàng trăm căn nhà biệt thự được xây dựng ở Vinhomes Star City Thanh Hóa với khu phức hợp đa dạng bao gồm chung cư cao tầng, biệt thự, liền kề, nhà phố thương mại... hứa hẹn trở thành điểm đến “đáng sống” và là nơi hội tụ cộng đồng cư dân đẳng cấp xứ Thanh.

Thành phố Thanh Hóa đang ngày càng trở nên hiện đại. (Ảnh: Trần Đàm)

Cũng nhờ sự hội tụ của những điều kiện thuận lợi, từ vị trí địa lý đến tài nguyên thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch đồng bộ đã khiến KKT Nghi Sơn trở thành điểm đầu tư hấp dẫn và đầy thuyết phục cho các nhà đầu tư. Bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của hệ thống Cảng Nghi Sơn là từ tháng 5/2019, Tập đoàn CMA - CMG (Cộng hòa Pháp), lớn thứ 3 thế giới về vận chuyển container quốc tế, đã quyết định mở hoạt động logistics đến Nghi Sơn. Tập đoàn đã đưa các chuyến tàu container đến với Cảng Nghi Sơn trong hải trình, gồm: Hồng Kông - Nansha - Hải Phòng - Nghi Sơn - Trạm Giang - Hồng Kông. Cảng nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ và có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch tổng cộng 64 bến, trong đó có 12 bến container, 20 bến tổng hợp, còn lại là các bến chuyên dụng. Đến thời điểm hiện tại, Cảng Nghi Sơn đã có 21 bến đi vào hoạt động. Trong số đó, hiện đại bậc nhất hiện nay có 4 cầu cảng tổng hợp quốc tế của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, có thể tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho các tàu container có sức chở đến 3.500 TEU, tương đương trọng tải 30.000 đến 40.000 DWT. Thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nghi Sơn, 9 tháng năm 2020, có 117 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cảng với tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 4,13 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng...

Cảng Nghi Sơn đang góp phần thúc đẩy KT-XH Thanh Hóa phát triển. (Ảnh: L.C)

Một tín hiệu vui khác trong lĩnh vực du lịch là Tập đoàn SunGroup đã xúc tiến các thủ tục và được Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định Chấp thuận chủ trương đầu tư tổ hợp các dự án phát triển hạ tầng - đô thị có tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 24.955 tỷ đồng tại TP Sầm Sơn. Theo đó, phía tập đoàn này sẽ đầu tư tổ hợp các công trình, gồm: Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn; các khu đô thị: Quảng trường biển, Sông Đơ; Khu Công viên giải trí và Đô thị Nam sông Mã.

Mới đây, ngày 16/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ GT-VT tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch Cảng Hàng không Quốc tế Thọ Xuân thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 là cảng hàng không quốc tế, có chức năng dự bị cho Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I, công suất 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm.

Đưa sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi tiêu thụ. (Ảnh: L.C)

Cũng theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2016 - 2020, đã có 1.122 dự án đầu tư trực tiếp vào tỉnh Thanh Hóa, với tổng vốn đăng ký hơn 110.000 tỷ đồng và hơn 3,85 tỷ USD. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 8 cả nước, với 132 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,1 tỷ USD.

Khẳng định rằng, nhiều dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư kết cấu hạ tầng quy mô lớn hoàn thành và đưa vào hoạt động, đã và đang đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế Thanh Hóa.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]