(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sở KH&ĐT khẳng định, sở này chưa cấp bất kể một giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) nào cho doanh nghiệp vì sở không có thẩm quyền. Đại diện Sở LĐ-TB&XH cũng khẳng định, ngoài 5 trung tâm DVVL được cấp phép, không có bất kỳ đơn vị nào khác được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực DVVL. Bài viết “Loạn” trung tâm dịch vụ việc làm không phép là hoàn toàn có cơ sở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phản hồi bài báo “Loạn” trung tâm dịch vụ việc làm không phép: Hàng loạt doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động DVVL

(VH&ĐS) Sở KH&ĐT khẳng định, sở này chưa cấp bất kể một giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (DVVL) nào cho doanh nghiệp vì sở không có thẩm quyền. Đại diện Sở LĐ-TB&XH cũng khẳng định, ngoài 5 trung tâm DVVL được cấp phép, không có bất kỳ đơn vị nào khác được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực DVVL. Bài viết “Loạn” trung tâm dịch vụ việc làm không phép là hoàn toàn có cơ sở.

Ngày 3/11/2016, Sở LĐ-TB&XH có Công văn số 3452 về việc rà soát, kiểm tra, thanh tra hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp gửi chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. Qua rà soát, báo cáo của các địa phương, trên địa bàn toàn tỉnh có 339 doanh nghiệp đăng ký nhưng chỉ có 46 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực DVVL, chiếm 13,5%. Trong đó, tập trung đông nhất tại TP Thanh Hóa với 33 doanh nghiệp, huyện Tĩnh Gia 9 doanh nghiệp, huyện Hà Trung có 3 doanh nghiệp, huyện Nông Cống có 1 doanh nghiệp.

Trao đổi với PV, bà Trần Thị Hương - Trưởng phòng LĐ- TB&XH TP Thanh Hóa, cho biết: Trong 33 doanh nghiệp (tại TP Thanh Hóa) đang hoạt động trong lĩnh vực DVVL kể trên, không có bất kỳ doanh nghiệp nào cung cấp được giấy phép hoạt động DVVL. Các cơ sở chỉ treo biển DVVL và có người trong đó nên khi phường, xã đi kiểm tra cũng chỉ xác định là đang hoạt động, còn có giấy phép được hoạt động hay không được phép hoạt động thì đoàn kiểm tra không thể xác định, bởi các trung tâm DVVL không hợp tác trong việc cung cấp giấy phép hoạt động DVVL. Các trung tâm này không hợp tác, nói rằng “Giấy phép do Sở KH&ĐT cấp, nên phường, xã không đủ thẩm quyền để kiểm tra”.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT Thanh Hóa, trên địa bàn toàn tỉnh có 339 doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề hoạt động DVVL (trong đó có 46 doanh nghiệp kể trên - PV). Tuy nhiên, 339 doanh nghiệp này chỉ mới đăng ký kinh doanh, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động DVVL.

Trao đổi với PV về vấn đề nêu trên, ông Lê Ngọc Nghinh - Chánh Văn phòng Sở KH&ĐT, cho biết: “Sở LĐ-TB&XH là đơn vị cấp phép hoạt động cho các trung tâm DVVL vì đó là Sở chuyên ngành. Bên Sở KH&ĐT chỉ cấp đăng ký chứng nhận kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không ngăn cấm. Sở KH&ĐT không đủ thẩm quyền và cũng chưa từng cấp giấy phép hoạt động DVVL cho các doanh nghiệp vì nó thuộc thẩm quyền của Sở LĐ-TB&XH”.

Để làm rõ vấn đề trên, ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa, cho hay: “Trong số 46 doanh nghiệp kể trên đang hoạt động trong lĩnh vực DVVL, không có bất kỳ doanh nghiệp nào đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực DVVL. 46 doanh nghiệp trên chưa được các cơ quan chức năng cấp Giấy phép hoạt động DVVL và vì chưa có giấy phép nên việc hoạt động là hoàn toàn sai pháp luật. Do chưa được cấp phép nên các doanh nghiệp trên cũng chưa đóng tiền ký quỹ theo quy định”.

Một trung tâm DVVL không phép ở TP Thanh Hóa.

Như Báo Văn hóa và Đời sống đã phản ánh, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa có 5 trung tâm DVVL được các cơ quan chức năng cấp phép hoạt động bao gồm: Trung tâm DVVL Thanh Hóa (Sở LĐ-TB&XH), Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên (Tỉnh Đoàn Thanh Hóa), Trung tâm Dạy nghề Công đoàn (Liên đoàn Lao động tỉnh), Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa) và Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm VCCI Thanh Hóa (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa). Ngoài 5 trung tâm DVVL đã nêu thì không có bất kỳ trung tâm DVVL nào khác được các cơ quan chức năng cấp phép hoạt động.

Trao đổi cùng PV, ôngLê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cho biết thêm: “Trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 5 trung tâm DVVL được Nhà nước cấp phép hoạt động theo như báo chí đã phản ánh là đúng. Ngoài 5 trung tâm kể trên ra thì không có bất kỳ đơn vị nào khác được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực DVVL”.

Nhiều người cho rằng, do việc buông lỏng quản lý, chưa có sự phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các trung tâm DVVL đã dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở, trung tâm DVVL không phép lén lút hoặc công khai hoạt động dẫn đến tình trạng “loạn” trung tâm dịch vụ việc làm không phép. Tình trạng này đã dẫn đến tình trạng người lao động có nhu cầu tìm việc làm đã bị lợi dụng, thiệt thòi về quyền lợi.

Cũng do hoạt động không phép nên các trung tâm DVVL không đóng tiền ký quỹ là ba trăm triệu đồng (theo quy định của Nhà nước) ở ngân hàng, nên không bị ràng buộc về mặt pháp lý. Theo quy định, tiền ký quỹ được các cơ quan chức năng sử dụng để giải quyết các rủi ro và giải quyết các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động DVVL của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các trung tâm DVVL còn vi phạm những quy định trong việc treo biển quảng cáo không đúng với thực tế khiến người lao động bị nhầm lẫn, gây bức xúc khi đi tìm việc làm.

Các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền cần sớm vào cuộc để chấm dứt tình trạng “loạn” DVVL không phép để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động.

Sông Lô



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]