(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mảnh đất Thiệu Hóa là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần được lưu danh sử sách, nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm quả cảm. Những tinh hoa, truyền thống vẻ vang đó đã và đang được các thế hệ người dân nơi đây khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy những giá trị văn hóa, con người Thiệu Hóa, tạo nền tảng vững chắc xây dựng quê hương giàu đẹp

(VH&ĐS) Mảnh đất Thiệu Hóa là một trong những cái nôi của người Việt cổ, nơi sinh dưỡng nhiều anh hùng hào kiệt và các bậc khai quốc công thần được lưu danh sử sách, nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm quả cảm. Những tinh hoa, truyền thống vẻ vang đó đã và đang được các thế hệ người dân nơi đây khơi dậy và phát huy mạnh mẽ, tạo nền tảng vững chắc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển bền vững.

Toàn huyện có 314 di sản vật thể và trên 30 di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, còn có rất nhiều làng nghề đã ra đời cách đây hàng trăm năm như: Đúc đồng xã Thiệu Trung, dệt nhiễu Hồng Đô xã Thiệu Đô, bánh đa Thiệu Châu, đúc gang xã Thiệu Giao... Hệ thống các di sản văn hóa này đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của biết bao thế hệ người dân, để rồi từ đó tạo ra cốt cách chung dễ nhận thấy của con người Thiệu Hóa là hiền lành, chăm chỉ, năng động và sáng tạo. Điều này được thể hiện rõ qua nhiều giai đoạn lịch sử. Ví như trong chiến tranh, vì việc nước, nhiều người dân đã không tiếc máu xương xông pha ra tiền tuyến, người ở lại thì tăng gia sản xuất, quyên góp quân lương phục vụ cho chiến đấu.

Lê Xuân Đào

Thường vụ Huyện ủy, P.Chủ tịch UBND huyện

Vì vậy mà vùng quê này chính là một trong 03 huyện đầu tiên của tỉnh thành lập chi bộ Đảng để tiến tới thành lập Đảng bộ Thanh Hóa vào ngày 29/7/1930. Bước vào giai đoạn đổi mới, những đức tính của người dân Thiệu Hóa càng được phát huy mạnh mẽ, góp phần đưa Thiệu Hóa từ một vùng quê thuần nông vươn lên hội nhập và phát triển toàn diện, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba...

Để khơi dậy niềm tự hào về lịch sử - văn hóa và con người Thiệu Hóa, tạo nền tảng vững chắc xây dựng quê hương giàu đẹp, công tác trùng tu, bảo tồn, khôi phục và phát huy các di sản văn hóa càng được huyện Thiệu Hóa quan tâm đẩy mạnh, nhất là kể từ khi tái thành lập huyện (1996). Đặc biệt, hưởng ứng phong trào TDĐKXDĐSVH và sau này là xây dựng NTM, huyện đã giao cho các phòng, ban chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch kiểm kê các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Song song với đó là tăng cường đầu tư, khai thác việc xã hội hóa các hoạt động du lịch gắn liền với giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu; có chế độ đào tạo, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo tồn, bảo tàng để đội ngũ này yên tâm gắn bó.... Chỉ tính từ năm 2011 trở lại đây, toàn huyện đã triển khai lập quy hoạch, trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp được 15 di tích.

Làng nghề đúc đồng Chè Đông (xã Thiệu Trung) - nơi phản ánh những tinh hoa văn hóa và đức tính cần cù, sáng tạo của con người Thiệu Hóa trong lao động, sản xuất.

Bên cạnh đó đã phục hồi và phát huy giá trị của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà trước đó đã từng bị mai một; đồng thời quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống nhà văn hóa - sân thể thao thôn, nhà văn hóa đa năng... với tổng kinh phí lên tới 44.372 triệu đồng (giai đoạn 2000 - 2015), trong đó huyện hỗ trợ kích cầu là 6.860 triệu đồng. Ngoài ra, huyện đã cho xuất bản một số tập sách, tập thơ đặc sắc như: “Khảo sát văn hóa truyền thống huyện Thiệu Hóa”, “Dư địa chí huyện Thiệu Hóa”, “Thiệu Hóa quê ta” v.v... nhằm khơi dậy trong nhân dân niềm tự hào và trách nhiệm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông xưa đã để lại cho hôm nay.

Và cũng bởi xuất phát từ mong muốn đó mà tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”, huyện Thiệu Hóa đã tiếp tục quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, làm cho Nghị quyết ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội. Để đạt hiệu quả cao, huyện chỉ đạo đẩy mạnh phong trào TDĐKXDĐSVH thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động, đề ra mục tiêu cụ thể vận động đông đảo nhân dân tham gia thực hiện; đồng thời đề ra các giải pháp thiết thực, làm cho nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò của phong trào TDĐKXDĐSVH mà trọng tâm là phong trào xây dựng gia đình văn hóa; thôn, làng văn hóa; cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa.

Từ đó kêu gọi xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao từ huyện đến cơ sở, tạo môi trường và không gian văn hóa lành mạnh nhằm hạn chế những tác động xấu từ việc hội nhập quốc tế và mặt trái của cơ chế thị trường, từng bước xây dựng những con người mới, nhân tố mới, tạo nền tảng vững chắc đưa Thiệu Hóa phát triển toàn diện và bền vững, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã đề ra.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]